Đang tải... Vui lòng chờ...

Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh ( hay còn gọi là Tây Kinh ) cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Đây là nơi sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ nhân tài, quy tụ nhân dân  phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn  (1418- 1427 ) đánh đuổi giặc Minh giành lại nền độc lập dân tộc

Sau khi lên ngôi hoàng đế ở Đông Kinh ( Thăng Long ), ( 1428) Lê Lợi đặt tên nước là Đại Việt và lấy niên hiệu Thuận Thiên. Để tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên vua Lê đã cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm với quy mô lớn trên mảnh đất Lam Sơn, biến nơi đây trở thành “kinh đô” thứ hai của nước Đại Việt. khu di tích lịch sử Lam Kinh tồn tại như một thánh địa tôn nghiêm, đây là nơi thờ cúng, mai táng nhiều Hoàng đế và Hoàng Hậu nhà Lê.

                                                    

                            Khu di tích lam kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm nhiều lăng, đền miếu và một hành cung dành cho các vị vua mỗi lần về thờ cúng tổ tiên. Điện miếu Lam Kinh được xây dựng trên đồi thoải tự nhiên, có thể chia ra thành ba lớp kiến trúc riêng biệt

Lớp thứ nhất gồm:  Giếng cổ, Nghi Môn, Sân Rồng ( sân Chấu). Giếng cổ tương truyền có từ thời cụ Lê Hồi ( cụ nội của Lê Lợi ), giếng được xây dựng nhằm mục đích cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn gia nhân trong nhà.Nghi Môn là nơi đón trước khi vào trầu, trước Nghi môn có đặt hai tượng Nghê Đá để canh cổng. tiếp đến là hai vầng Bán nguyệt bằng đá hình tròn có đục lỗ ở dưới đế. Sân Rồng: với tổng diện tích 3539,2 m2 đây là khu công trình có diện tích lớn nhất trong khu trung tâm của điện Lam Kinh.

                                                   

                          Giếng cổ

                                                        

                                         Sông Ngọc

                                                        

                     Sân Rồng trước điện Lam Kinh

Lớp thứ hai là chính điện Lam Kinh. Đây là công trình kiến trúc bằng gỗ, quy mô, bề thế ở trung tâm di tích Lam Kinh. Chính điện gồm ba tòa điện lớn xây trên nền đất rộng , cao 1,8m so với sân Rồng, bề ngang 38m, chiều sau 46m. mặt bằng được bố trí theo hình chữ công. Kiến trúc ba Tòa chính điện Lam Kinh có giá trị đặc biệt quan trọng về nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ.

 

                                                       

                      Chính điện Lam Kinh

                                                     

               Chân nền tảng khu chính điện Lam Kinh

Lớp thứ 3 nằm phía sau chính điện là 9 tòa Thái Miếu hình chữ nhật có kích thước bằng nhau. Đỉnh cao nhất nằm ở tòa thứ 5( chính giữa)  và thấp dần về hai phía. Tại tòa chính giữa là nơi thờ 3 vị vua : Thái tổ Cao hoàng đế ( Lê Lợi ), Hiền tổ trạch hoàng đế ( Lê Đinh) Tuyên tổ Phúc hoàng đế ( Lê Kháng ), các tòa hai bên thờ các vị vua đời sau thế thứ kế tiếp. Thái miếu là nơi các vua Lê về tổ chức làm lễ bái yết thờ và suy tôn tổ tiên. Cách Thái miếu khoảng 60m về phía sau là lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

                                                     

                   Lăng mộ vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi )

                                                       

                      Toàn cảnh đền thờ vua Lê Thái Tổ

                                                        

                          Lăng mộ vua Lê Thánh Tông

                                                          

                              Lăng mộ vua Lê Hiến Tông

                                                            

                  Đền thờ Trung Túc vương Lê Lai

Trải qua thời gian lịch sử, những kiến trúc cổ của khu di tích Lam Kinh không còn lại bao nhiêu, phần lớn đã bị hủy hoại nhưng với ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, tâm linh với long tôn kính các vị vua triều Hậu Lê đã có công lớn với đất nước. năm 1962, di tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia, và được chính phủ phê duyệt dự án cho phép trùng tu , cải tạo lại vào năm 1994. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình được phục hồi, tránh được sự hoang phế, bảo vệ được nhiều di tích của thời Lê, biến khu di tích Lam Kinh trở thành điểm tham quan du lịch tâm linh, lịch sử , sinh thái hấp dẫn du khách thập phương trên cả nước.

In văn bản

Dự án sắp tới
Ghềnh Đá Đĩa - Kiệt tác thiên nhiên độc đáo
Ghềnh Đá Đĩa - Kiệt tác thiên nhiên độc đáo

Được tạo hóa thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ , độc đáo, Ghềnh Đá Đĩa được nhiều du khách biết tới như một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng ở Việt Nam.

Ca trù - sự phối hợp đỉnh cao của thi ca và âm nhạc
Ca trù - sự phối hợp đỉnh cao của thi ca và âm nhạc

Ca trù từng là một loại ca trong cung đình được giới quý tộc và tri thức yêu mến, đây là sự phối hợp đỉnh cao giữa âm nhạc và thi ca...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt tại Đông Triều
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt tại Đông Triều

Chiều ngày 11/9, Đ/c Vũ Thị Thu Thủy, phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh đi kiểm tra tiến độ công tác chuẩn bị tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt tại Đông Triều