Ngày 19-4, tại Thiền viện Sùng Phúc (phường Cự Khối, quận Long Biên,Hà Nội), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm lễ tiếp nhận cung tiến tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông do Quỹ Hỗ Trợ bảo tồn Di sản Văn Hóa Việt Nam Phối hợp với dòng họ Lê Phạm phát tâm tiến cúng và lễ kỷ niệm 685 năm ngày Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử viên tịch.
Đồng chí Vũ Trọng Kim, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến dự. PGS.TS Đặng Văn Bài – Thường trực Hội Di Sản Văn Hóa Việt Nam, Giám Đốc Quỹ Hỗ Trợ bảo tồn Di sản Văn Hóa Việt Nam cùng đoàn đại biểu của Quỹ Hỗ Trợ bảo tồn Di sản Văn Hóa Việt Nam đã tham gia Lễ tiến cúng.
Tôn tượng được chế tác từ một chất liệu quý là đá ngọc bích đỏ nguyên khối, có chiều cao 1,06m, tổng chiều cao kể cả tòa sen là 1.50m, trọng lượng tổng cộng của tượng và tòa sen nặng 1000 kg. Khối đá này có màu sắc đẹp, chất liệu đồng nhất, khả năng thấu quang và độ cứng cao. Trong dịp này, các bậc chư tôn, tăng đức cùng đông đảo Phật tử đã ôn lại sự nghiệp vinh hiển của Phật hoàng Trần Nhân Tông khi ngài còn ở ngôi hoàng đế; ôn lại tư tưởng vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông khi kết hợp đạo với đời, trong đoàn kết toàn dân tộc, trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Trên cả hai phương diện chính trị và tôn giáo, ngài là biểu tượng cho tính nhân văn, cho truyền thống đoàn kết dân tộc. Các bậc chư tôn, tăng đức, cùng Phật tử cũng tôn vinh những đóng góp to lớn của Đệ nhị Tổ Pháp Loa, người kế thừa xuất sắc những tư tưởng của Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông, người hoàn thành những nhiệm vụ phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sau khi Phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Đặng Văn Bài – Thường trực Hội Di Sản Văn Hóa Việt Nam, Giám Đốc Quỹ Hỗ Trợ bảo tồn Di sản Văn Hóa Việt Nam cho rằng: Chúng ta tổ chức và có mặt tại buổi lễ hôm nay để biểu lộ lòng biết ơn cảu mình đối với triều đại Nhà Trần với những chiến công hiển hách và có công to lớn giữ gìn, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giành lại độc lập cho Đất nước; Biểu lộ lòng biết ơn Thiền Phái Trúc Lâm đã tạo ra chỗ dựa tinh thần cho quân, Dân Nhà Trần hoàn thành sứ mệnh lịch sử ba lần đánh tan quan Nguyên Mông xân lược; Biểu lộ lòng thành kính với ba vị Trúc Lâm Tiên Tổ để học tập tấm gương xả thân vùi nước, thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm với tình thần “Hộ Quốc An Dân”, đồng hành cùng dân tộc. Chúng ta tri ân các vị Trúc Lâm Tiên Tổ bằng cách học tập tấm gương cùng nhau chung sức giữ gìn Di sản văn hóa quí giá mà các vị Trúc Lâm Tiên Tổ đã để lại cho chúng ta. Trong đó di sản văn hóa quí giá nhất là: Tư tưởng Độc lập, xây dựng Thiền phái Trúc Lâm thuần Việt, độc lập với tư tưởng Phật giáo Trung Hoa và chính sức mạnh ấy đã tạo nên sức mạnh, cố kết cộng đồng; Tinh thần “xuất thế”, giúp đời, “tốt đời, đẹp đạo” và Sẵn sàng thâu nhập tất cả các yếu tố văn hóa. Đó là tinh thần “Tam Giáo đồng môn” trong Thiền phái Trúc Lâm đã hội nhập với tín ngưỡng dân gian và nhờ thế Thiền phái Trúc Lâm đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân và sự hiển diện của Thiền Phái Trúc Lâm ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đã chửng tỏ sức mạnh lan tỏa của Thiền phái Trúc Lâm ra cả ngoài biên giới nước ta. (Xem toàn văn bài phát biểu của PGS.TS Đặng Văn Bài tại đây).
Nhân dịp này, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam và Quỹ công đức dòng họ Lê Phạm đã phát động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các Tăng ni, Phật tử chung tay đóng góp để bảo tồn,tôn tạo và trùng tu 5 ngôi chùa Thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam, bao gồm: Chùa Báo Ân (Hà Nội), chùa Thanh Mai và chùa Côn Sơn (Hài Dương), chùa Quỳnh Lâm (Quảng Nình) và chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Việc bảo tồn sẽ giúp cho hệ thống các danh thắng thuộc Thiền phái Trúc Lâm trở thành một di sản văn hóa thiêng liêng, vô giá cho các thế hệ mai sau.
Một số hình ảnh tại buổi Lế cung rước Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông:
Phó Chủ tịch -Tổng thư ký Vũ Trọng Kim
tại lễ cung rước tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông