Click Để Xem Nhanh [hide]
Trong công cuộc xây dựng Kinh đô Huế, Kinh Thành Huế đòi hỏi nhiều nhất về công sức, tiền của và thời gian (gần 30 năm: 1803 – 1832). Vào mùa hè năm 1803, chính vua Gia Long đã cùng với các nhà kiến trúc trong triều đi khảo sát thực địa cả một vùng đất rộng lớn ở bờ bắc sông Hương, từ làng Thanh Hà đến làng Kim Long. Sau khi chọn được vị trí thích hợp với các nguyên tắc kiến trúc truyền thống, họ thiết kế Kinh Thành lên trên đồ án. Sau 2 năm chuẩn bị, dự án mới đem ra thi công (1805).
Kiến trúc hệ thống vòng thành Kinh Thành Huế
Kinh Thành được xây theo kiểu Vauban. Kiểu thành này mang tính phòng thủ rất chặt chẽ và kiên cố. Đặc điểm nổi bật của nó là đã vượt qua khỏi thời đại chiến đấu bằng cung tên, gươm giáo, thay thế bằng súng tay, đại bác. Cho nên quanh thành phải bố trí những bộ phận mang tính phòng thủ và chống trả, như pháo đài (bastions), giác bảo (lunettes d’angle), hào (fossé), thành giai (glacis)… Vua Gia Long là người đầu tiên ở Đông Nam Á đưa kiểu thành này vào xây tại Việt Nam.
![Kinh thành Huế - điểm đến không thể bỏ qua mỗi lần đến Huế](data/article/kinh-thanh-hue-diem-den-khong-the-bo-qua-moi-lan-den-hue-614.jpg)
Kinh Thành có dạng gần như vuông. Mặt trước hơi khum ra như hình cánh cung, vì phải chạy dọc theo bờ hơi cong của sông Hương. Thân thành ở cả 4 mặt chạy khúc khuỷu gần như đều đặn do việc thiết trí các pháo đài ở chung quanh để phòng thủ. Nếu đo theo đường ngoại tiếp nôi với những đột giác của các pháo đài lại với nhau thì mỗi cạnh dài 2.235m, nghĩa là chu vi 8.940m. Nhưng nếu đo theo đường khúc khuỷu của thân thành thì chu vi lên đến 9.950m. Diện tích mặt bằng Kinh Thành là 520ha.
Pháo đài và giác bảo
Theo thuật ngữ kiến trúc thì mỗi mặt thành có 5 pháo đài và mỗi góc thành là một giác bảo. Nhưng sử sách nhà Nguyễn đều gọi chung là pháo đài cả. Như vậy, tất cả 4 mặt thàrih có 24 pháo đài, mỗi pháo đài được đặt một tên riêng.
Mỗi pháo đài có hai bộ phận chính: một đột giác (saillant) được cấu tạo bởi hai mặt pháo đài ở hai bên và hai hông pháo đài nầm kế tiếp hai mặt pháo đài.
Tùy theo điều kiện địa lý và mức độ cần thiết về việc phòng thủ tại mỗi vị trí của Kinh Thành mà các pháo đài có kích thước dài ngắn và mức độ vũ trang khác nhau.
Pháo nhăn
Dọc theo trên tường bắn của các pháo đài, có những chỗ lõm xuống để đặt súng đại bác. trừ những trường hợp đặc biệt, người ta trổ 3 pháo nhãn ở mỗi hông và 5 pháo nhãn ở mỗi mặt pháo đài. Quanh Kinh Thành có toàn bộ 404 pháo nhãn với 404 khẩu súng đại bác.
Kho đạn
Thông thường, tại mỗi pháo đài có một kho đạn được xây sau đột giác, nhờ đột giác che chở.
Mặt thượng thành
Trên thượng thành không phải là một mặt phẳng với cao độ 6,60m như đo ỏ mặt ngoài của thân thành. Nó thấp dần vào phía trong.
Các cửa Kinh Thành Huế
Chung quanh Kinh Thành trổ 10 cửa vòm, trên xây vọng lâu hai tầng. Từ mặt đất thường lên đến đỉnh vọng lâu cao tổng cộng khoảng 18m. Vọng lâu là nơi lính canh đứng để nhìn ra xa. Ngoại trừ hai cửa Thể Nhân và Quảng Đức, gần hai bên Kỳ Đài, dành cho vua và Hoàng hậu ra vào, mỗi mặt thành đều có hai cửa đôi xứng nhau từng cặp. Tám cửa này đều dùng phương hướng để đặt tên: cửa Chánh Đông, cửa Tây Bắc v.v…
Ngoài ra, còn có hai cửa bằng đường thủy là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan ở hai đầu sông Ngự Hà. Đây là hai công trình được xây bằng gạch và đá rất khéo lẹo.
Phòng lộ
Sát ngoài chân thành cho đến bờ trong của hào, có một dải đất rộng khoảng 8,50m, chạy dọc quanh ,thành. Dải đất ấy được gọi là Phòng Lộ. Nó vừa giữ vững cho móng của thành, vừa dùng làm con đường để binh lính đi tuần tra, vừa giữ một chức năng quan trọng khác: nếu thành bị trọng pháo địch chọc thủng và đổ xuống thì gạch ốp và đất trong mô thành tung ra sẽ được bề mặt dải phòng lộ hứng lấy chứ không cho hào bị lấp đầy, tạo điều kiện cho bộ binh của đối phương vượt qua và xâm nhập thành.
Hệ thống hào
Hào bọc quanh thành rộng trung bình 50m, sâu khoảng 4m, được kè đá ở cả hai bờ và với mực nước khoảng 1,5m, hệ thống hào vừa giữ chức năng chướng ngại vật, vừa dùng để tròng sen tô điểm cho cảnh quan.
Thành giai
Nằm bên ngoài vòng hào, bên trong sông Hộ Thành, nghĩa là bao bọc lấy Kinh Thành. Bề rộng của thành giai không đồng nhất. Theo số đo của bộ Công dưới thời Tự Đức (1848*1883) thì thành giai ở mặt trước Kinh Thành rộng 168m, ở ba mặt kia chỉ rộng từ 100 đến 108m. Ngày xưa, thành giai là một dải đất trống, vừa dùng làm con đường để binh lính đi tuần tra chung quanh Kinh Thành, vừa tạo ra một không gian trống trải và rộng rãi trước các mặt thành để có thể phát hiện kẻ định từ đằng xa.
Sông hộ thành
Cái tên của tuyến đường thủy này đã nói lên chức năng của nó. Nó còn dùng vào việc giao thông vận tải bằng ghe thuyền. Phần sông ở mặt trước của Kinh Thành là một đoạn của sông Hương, ơ ba mặt kia đều được đào bằng tay, tổng cộng dài khoảng 7km. Hai bờ của sông Hộ Thành được vua Minh Mạng cho kè đá, mỗi lớp dày 1,5m vào những năm 1837 – 1838. Từ thời xây Kinh Thành, triều đình đã cho bắc một số cầu bằng gỗ trên sông Hộ Thành để người bộ hành qua lại. Ngày nay, chúng đã được thay thế và gia tăng một số cầu bằng sắt hoặc bằng bêtông (như các cầu Đông Ba, Gia Hội, Bao Vinh, An Hòa, Bạch Hổ, Dã Viên, Trường Tiền…)
Kỳ đài và quan tượng đài
Đây là hai công trình kiến trúc đòi hỏi phải có chiều cao, cho nên được xây dựng ngay trên thượng thành.
Nằm chính giữa mặt trước Kinh Thành, Kỳ Đài là công trình kiến trúc tương đối lớn, gồm 2 phần: đài cờ và cột cờ. Đài xây bằng gạch, gồm 3 tầng, dưới lớn trên nhỏ, chồng lên nhau. Ba tầng cao tổng cộng 16,55m. Đài được xây dựng vào năm 1807. Ngày xưa trên đài có xây hai điêm canh và 4 pháo xưởng để bô” trí 4 khẩu đại bác. ơ chính giữa mặt băng của tầng cao nhất, người ta dựng cột cờ. Cột cờ đầu tiên làm bằng gỗ, thay 2 lần vào năm 1831 và 1846. Năm 1904, cột cờ bị bão làm gãy phải đổi qua làm ống gang. Năm 1947 nó bị chiên tranh làm gãy một lần nữa, qua năm sau, được làm lại bằng bê tông với chiều cao 36,26m như chúng ta thấy hiện nay. Từ mặt đất lên đến dỉnh, Kỳ Đài cao tổng cộng 52,8lm.
Quan tượng đài xây năm 1827, là một hình khối gần vuông, mỗi bề khoảng 12m. Từ phía trong thành, người ta xây một con đường dốc để đi lên đài. Trên đài, ngày xưa có một ngôi nhà bát giác làm theo dạng cổ lầu. Đây là nơi làm việc của Khâm Thiên Giám, một cơ quan chuyên trách về công tác xem thiên văn, dự báo thời tiết, coi ngày và làm lịch cho triều đình.
Tin cùng chuyên mục: