0

Làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam

Đi theo đại lộ Thăng Long đến cuối đường, có một con đường mới để đi vào làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.  Cách Trung tâm Hà Nội khoảng 40km, nằm ở vùng bán sơn địa có địa hình đồi núi đa dạng. Bên những thung lũng và đồi núi và sông nước hài hòa. Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng ở Đồng Mô Sơn Tây Hà Nội,  đang trở thành điểm thường ngoại lý tưởng.

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên diện tích 1.544 Ha, bao gồm 606 ha mặt đất và 909 ha mặt nước.Với mục tiêu chính là xây dựng một trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, một tổng thể hữu cơ tập trung gìn giữ phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.

Tổng quan

Dự án làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam được quy hoạch thành 6 khu chức năng. Trong đó có chức năng chính là làng các dân tộc Việt Nam. với diện tích 198 ha  làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng ở khu đất phía Bắc của dự án,có đồi cao thung lũng mặt nước.  Thể hiện được sự phân bố các dân tộc Việt Nam trải rộng trên mọi miền đất nước. Trong đó có 4 cụm làng các dân tộc.

Tổng quan làng văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam
Tổng quan làng văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam

Phân bố các cụm làng

  • Cụm làng các dân tộc 1 bao gồm các công trình văn hóa hoặc cảnh quan đặc trưng của 28 dân tộc vùng dẻo cao, thung lũng, trung du Việt Bắc và Tây Bắc. Với hệ Ngôn ngữ Tày, Thái, Mông, Dao, Việt, Mường ….
  • Cụm làng các dân tộc 2 thể hiện các công trình văn hóa và cảnh quan đặc trưng của các đồng bào dân tộc vùng cao nguyên, đồi núi thuộc các dân tộc văn hóa Nam Trung Bộ, Trường Sơn, Tây Nguyên với hệ Ngôn ngữ môn Khơ Me..
  • Cụm các làng văn hóa dân tộc 3,  thể hiện 4 dân tộc cư trú ở các vùng cảnh quan bán sơn địa, cao nguyên triền sông thuộc các vùng văn hóa Nam Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • Cụm các làng văn hóa dân tộc 4 bao gồm các công trình văn hóa và cảnh quan của 4 dân tộc có địa điểm cư trú ở nhiều vùng, đó là Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu với hệ ngôn ngữ Hán Việt, Mường.

Để khôi phục Kiến trúc dân gian cùng đặc điểm văn hóa các dân tộc ,Ban quản lý đã dày công tham khảo ý kiến của các nhà dân tộc học, tổ chức hội thảo tọa đàm khoa học. Trong nhiều năm đã có hàng trăm Đoàn cán bộ nghiên cứu đến tận các buôn, bản xa xôi để ghi chép lập dự án và xin ý kiến các già làng trưởng bản, nghệ nhân giàu kinh nghiệm của 54 dân tộc. Trong quá trình nguyên vật liệu xây dựng và thi công hoàn toàn theo phương thức truyền thống.

Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam Được xây dựng và hoàn thiện theo từng giai đoạn. sau 12 năm xây dựng ngày 19 tháng 9 năm 2010 làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã chính thức khai trương cho mở cửa đón du khách đến tham quan.

Hiện nay khu làng các dân tộc đã đưa vào hoạt động một phần.  Ở phần tiếp theo bài viết này xin được giới thiệu cụm làng dân tộc hai đã khá hoàn thiện. Gồm các công trình của Bộ Văn hóa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Như trên đã nói, nhiều hạng mục ở đây được thi công ở đây với nhiều nghệ nhân dân gian giàu kinh nghiệm, để có thể thể hiện dược nguyên gốc truyền thống văn hóa từng dân tộc, gần gũi với đồng bào. Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh, các loại cây cỏ trong rừng Đại Ngàn Tây Nguyên.Tính nguyên sơ và tính mường tượng, những kiến trúc Tây Nguyên được thể hiện rõ nét. Nhà rông, nhà dài, nhà chung Những nhà kiến trúc hoành tráng nhất và mang tính biểu tượng mạnh mẽ nhất của các tộc người Tây Nguyên được phục dựng chính xác đến từng chi tiết.Du khách đến đây vừa có thể hòa mình vào không gian sống của bà con các dân tộc Tây Nguyên như Gia Rai, Sơ Đăng, Cơ Tu…  vừa có thể tìm hiểu về những nét văn hóa Việt đặc sắc. Phục dựng không gian sống của các dân tộc Tây Nguyên, không thể thiếu nhà mồ. Đây là một trong những loại hình kiến trúc đặc sắc nhất của các tộc người Tây Nguyên .

Bảo tồn vốn văn hóa đặc sắc

Những tác động của đời sống kinh tế xã hội và văn hóa, đặc biệt là do tác động mạnh mẽ của giao lưu hội nhập những năm gần đây Hầu như các công trình kiến trúc không gian đặc sắc của Tây Nguyên bị mai một Dần. Những công trình như thế này cũng là một cách bảo tồn lưu trữ di sản kiến trúc dân gian tiêu biểu của Tây Nguyên. Nếu không có điều kiện đến tận Tây Nguyên, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được không gian Tây Nguyên nếu đến làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Nhất là vào những dịp có bà con của dân tộc Tây Nguyên tham gia.

Cụm làng các dân tộc 2 có một điểm đến lý thú nữa đó là tháp Chàm. bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch qua nhiều thế kỷ người Chăm mình đã xây dựng nên quần thể kiến trúc đền Tháp độc đáo.Mặc dù thời gian đã khiến nhiều khu Tháp thành phế tích, Nhưng những hiện vật điêu khắc kiến trúc còn lại đến ngày nay vẫn còn có sức thu hút đặc biệt. Tháp Chăm ở làng văn hóa được xây dựng theo nguyên mẫu ở Ninh Thuận tỷ lệ 1:1. Công nghệ xây dựng Nghệ thuật chạm khắc được chính những nghệ nhân của địa phương thực hiện. Các bạn Tháp được xây dựng nguyên mẫu.

Kiến trúc cần có sự kế thừa và liên tục, ngoài bảo tàng các dân tộc Việt Nam đã có thêm một địa điểm nữa lưu giữ vẻ đẹp kiến trúc nhân gian truyền thống đó là làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, nhưng đầy đủ hơn chi tiết hơn quy mô hơn . Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào trong không gian văn hóa đa dạng nhưng thống nhất của đất nước Việt Nam.


Làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam
5 (0) votes
This entry was posted in Bookmark the permalink.

Tin cùng chuyên mục: