Click Để Xem Nhanh [hide]
- 1 TƯỜNG THÀNH PHÒNG THỦ
- 2 ĐẠI CUNG MÔN
- 3 ĐIỆN CẦN CHÁNH
- 4 TẢ VU, HỮU VU
- 5 ĐÔNG CÁC VÀ TỤ KHUÊ THƠ VIỆN
- 6 ĐIỆN VĂN MINH VÀ ĐIỆN VÕ HIỂN
- 7 ĐIỆN CÀN THÀNH
- 8 ĐIỆN QUANG MINH
- 9 ĐIỆN TRỊNH MINH
- 10 ĐIỆN KHÔN THÁI
- 11 ĐIỆN DƯỠNG TẦM
- 12 LỤC VIỆN
- 13 VIỆN TỊNH QUAN
- 14 LẦU KIẾN TRUNG
- 15 LẦU NGỰ TIÊN VĂN PHÒNG
- 16 THÁI BÌNH LẦU
TƯỜNG THÀNH PHÒNG THỦ
Mặt bằng khu vực Tử Cấm Thành hình chữ nhật, mặt trước, mặt sau đều dài 324m; mặt trái, mặt phải 290m. Thành bao quanh xây bằng gạch cao 3,72m, dày 0,72m. Mặt trước chỉ trổ một cửa duy nhất là Đại Cung Môn. Mặt sau có 3 cửa: Tường Loan, Nghi Phụng và Văn Phòng. Mặt trái trổ 4 cửa: Đông An, Cấm Uyển, Hưng Khánh và Duyệt Thị. Mặt phải trổ 2 cửa: Giã Tường và Tây An.
Trong phạm vi Tử Cấm Thành ngày xưa có khoảng 40 tòa nhà lớn nhỏ khác nhau, bao gồm nhiều cung điện huy hoàng, tráng lệ. Xin kể tên một số công trình và chức năng của chúng.
ĐẠI CUNG MÔN
Là cái cửa thành nhưng được làm giống một tòa nhà 5 gian bằng gỗ được chạm trổ cực kỳ tinh xảo, dành riêng cho vua ra vào cửa Tử cấm Thành.
ĐIỆN CẦN CHÁNH
Đối diện với Đại Cung Môn, có 7 gian 2 chái, là một cung điện rất lộng lẫy dùng làm nơi thiết triều 4 lần trong mỗi tháng và nơi vua làm việc hàng ngày.
TẢ VU, HỮU VU
Mỗi nhà có 5 gian 2 chái, nơi các quan ngồi chờ buổi sớm trước khi vua lâm triều.
ĐÔNG CÁC VÀ TỤ KHUÊ THƠ VIỆN
Nằm Sau lưng Tả Vu, đây là hai thư viện chứa tài liệu đặc biệt (như các văn kiện ngoại giao, các bản đồ và các sách vở quý của vua).
ĐIỆN VĂN MINH VÀ ĐIỆN VÕ HIỂN
Ở hai bên điện Cần Chánh, dùng để vua họp riêng với các quan văn, võ.
ĐIỆN CÀN THÀNH
Tòa nhà 9 gian 2 chái, dành riêng cho vua ở, nằm ở tung tâm điểm của Tử Cấm Thành.
ĐIỆN QUANG MINH
Chỗ ở của các Hoàng tử.
ĐIỆN TRỊNH MINH
Chỗ ở của các bà phi.
ĐIỆN KHÔN THÁI
Tòa nhà 9 gian 2 chái, dành riêng cho bà Hoàng Quý Phi – vợ chính của vua – làm nơi ăn, chốn ở.
ĐIỆN DƯỠNG TẦM
Nằm gần bên trái sân điện Khôn Thái, là nơi vua đến nghỉ ngơi khi rảnh rỗi.
LỤC VIỆN
Nằm bên phải điện Khôn Thái, gồm 6 viện Đoan Chính, Đoan Huy, Đoan Trang, Đoan Tường, Đoan Thuận và Đoan Hòa, là nơi ăn ở của các bà vợ vua từ cấp “Tần” trở xuống.
VIỆN TỊNH QUAN
Nằm bên trái điện Khôn Thái, là nhà hát, nơi các bà trong cung hát cho vua xem.
LẦU KIẾN TRUNG
Nguyên xưa là lầu Minh Viễn, xây năm 1827, bị triệt giải năm 1876. Năm 1913 lầu được xây theo kiểu mới đặt tên là lầu Du Cửu, năm 1916, đổi tên khác là lầu Kiến Trung, từ năm 1921 đến năm 1923, làm lại theo kiểu nửa Âu nửa Á. Tòa nhà này dùng cho vua Khải Định, sau đó cả gia đình vua Bảo Đại ân ở.
LẦU NGỰ TIÊN VĂN PHÒNG
Nằm gần bên trái lầu Kiến Trung, xây theo kiểu Tây vào khoảng năm 1932 khi vua Bảo Đại “hồi loan”, dùng cho các nhân viên của Văn phòng nhà vua làm việc.
THÁI BÌNH LẦU
Nơi vua đọc sách, ở trong vườn Thiệu Phương; hiện đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trùng tu.
![Thái Bình Lầu](data/article/nhung-cong-trinh-kien-truc-dac-sac-o-tu-cam-thanh-757-6.jpg)
Tin cùng chuyên mục: