0

Tìm hiểu về đặc trưng của “Hò Huế”

Hò Huế – Ai đã từng qua xứ Huế, dù chỉ một lần thôi, có thể nào quên được những câu hò từ dòng sông Hương lững lờ trôi, hoặc trên đầm Cầu Hai, phá Tam Giang mênh mông sông nước? Câu hò phải từ miệng cô gái Huế mới “tiết” hết chất ngọt dịu, vời xa, sâu xoáy, nao nao.

Tuy nhiên hò Huế có hàng mấy chục điệu khác nhau, tuỳ tình, tuỳ hoàn cảnh mà mang khí vị khác nhau.Từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa hài nhi đã nghe tiếng hò ru con của mẹ. Đến lúc đi hết một đời người, nhắm mất xuôi tay, người về cát bụi lại “nghe” giọng hò đưa linh.

Ru em em ngủ cho muồi

Đề mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu…

… Cảm thương nỗi thân đem gửi dát

Đoái trông chừng hòn hoả theo mây…

Hò huế

Hò huế

Điệu hò còn cất lên khi giã gạo (hò giã gạo), lúc xay lúa (hò xay lúa), buổi đẩy thuyền (hò đẩy nước)… Những điệu hò này thường hàm chính những câu chào mới. Đối đáp, thổ lộ tâm tỉnh (hò chào, hò mời, hò đố, hò hỏi, hò gần, hò ân tình, hò xa cách). Câu hò thường tinh nghịch, dí dỏm thông minh hoặc bâng khuâng man mác.

Sau đây là một câu hò chào:

Anh chào bên nam thì mất lòng bên nữ

Anh chào quân tử thì bỏ bụng thuyền quyên

Cho anh chào chung một tiếng, chào riêng khó chào

Sau những giờ lao động, quấn quýt bên nhau, lúc chia tay xiết bao dùng dằng, bịn rịn.

Một khoan, hai khoan, ba khoan xin khoan mời nàng ở lại

Có điều chi không phải cho tôi phân giải một lời

Quen nhau chưa ráo mồ hôi

Chưa tan cối gạo đã vội chia đôi nẻo dường.

(Hò xa cách)

Nhịp điệu lao động đã ghi những tiết tấu khoẻ chác trong điệu hò nện (nện đất, nện sân, nện đường):

Hụ là khoan, là hụ là khoan, là khoan hò khoan, là hụ hò khoan.

Ai mà lợp miếu thiếu tranh

Lợp dinh thiếu ngói xây thành thiếu vôi…

Đất này lắm sông lạch, điệu hò đẩy nước (thuyền) trở nên thân thiết với những người dân dã.

Đặc sắc nhất, gây ấn tượng, đậm nhất là những điệu hò mái nhì, hò mái đầy trong “dòng, họ” hò chèo thuyền.

Nếu hò mái đầy thể hiện sự gân guốc, chắc khoẻ pha lẫn cái vui thoáng đãng, khi phải vượt sông, chở nặng thl hò mái nhì chứa chan, bay bổng, lúc nhặt, lúc khoan hợp với tâm trạng nhờ đôi trai gái thề thốt hẹn hò, trách thương cảm oán.

Hò lên hai mái cho song

Phải cam cam ngọt phải bòng bòng chua.

(Hò mái đẩy)

Chiều chiều trước bến Văn Lâu

Ai ngồi ai cảm Ai sầu ai thảm

Ai thương ai cảm

Ai nhớ ai mong

Thuyền ai thấp thoảng bên sông

Buông câu mái đầy, chạnh lòng nước non.

(Hò mái nhì)

Ngoài những điệu hò còn nhiều điệu lý nổi tiếng đều nằm trong lòng dân ca Huế: Lý con sáo, Lý chuồn chuồn, Lý hành vân, Lý tương tư, Lý mười thương (hoài xuân), Lý qua đèo (hoài nam), Lý trách ai, Lý con tằm, con nhện, Lý chim quyên, Lý tình tang, Lý tử vĩ (trăm hoa).

Nếu Huế có ba dòng âm nhạc: nhạc cung đình, nhạc thính phòng, nhạc bình dân thì dòng điệu hò, điệu lý nằm trong dòng nhạc bình dân (dân ca), nó là cốt lõi chính để diễn đạt tâm hồn con người của sông Hương, núi Ngự… Ngày nay khi giới thiệu dòng dân ca Huế với bạn bè thế giới, những làn điệu hò chèo thuyền, lý ngựa ô, lý con sáo, lý hoài nam được hoan nghênh nhiệt liệt. Bài lý hoài nam được soạn theo nét nhạc cổ từ nănm 1306, do một nhạc công vô danh đi phò tá công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm Thành là Chế Mân (theo lời hứa của vua cha Trần Nhân Tồng trong chuyến nhà vua sang thăm nước Chiêm Thành nãm 1301). Khi thuyền hoa của Huyền Trân cập bến kinh đô Chiêm Thành, nhạc công từ biệt công chúa trở về nước, trong tình cảm lưu luyến tiếc thương, ông đã sáng tác bài Lý hoài nam.


Tìm hiểu về đặc trưng của “Hò Huế”
5 (0) votes
This entry was posted in Bookmark the permalink.

Tin cùng chuyên mục: