0

Tranh dân gian Đông Hồ

Làng Đông Hồ (Bắc Ninh) ngày nay, xưa kia là làng Đông Mại thường gọi là làng Mái nằm ở bãi ven sông là nơi đã sản sinh dòng tranh dân gian nổi tiếng – Tranh Đông Hồ.

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về làng Mái với anh thì về

Làng Mái có lịch có lề

Có sông tấm mát có nghề làm tranh

Xuất hiện

Cho đến nay còn nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm xuất hiện dòng tranh này. Song một điều đã được tương đối thống nhất là từ đời Lê, đặc biệt từ thế kỉ XVII, XVIII dòng tranh Đông Hồ đã phát triển mạnh mẽ trong văn hóa Việt ta.

Tranh có nhiều thể loại, song được sản xuất rộng rãi thỉ thường có hai loại: tranh in và tranh in nét tô mầu. Tranh in có cỡ (19 X 27cm) gọi là tranh lá mít; tranh cỡ (27 X 38cm) gọi là tranh pha ba (khổ giấy 38 X 54cm cắt 3) Tranh tô mầu có nhiều cỡ khác nhau, nhìn chung to, rộng hơn tranh in.

Tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ

Nội dung

Nội dung và đề tài tranh rất phong phú và mỗi thời kì lại có sự bổ sung. Tựu trung lại ở một số nội dung đề tài sau đây:

  • Tranh chúc tụng thể hiện những điều mong ước của con người về sự giầu sang, vinh hiển như tranh: tiền tài, tiền lộc, phú quý, vinh hoa, bách tử phú quý, vạn đại công hầu…
  • Tranh truyện dựa trên các tích truyện dân gian ca ngợi chính nghĩa, chung thuỷ, thảo hiền, trừng trị gian tà, vô luân bại lí như Thạch Sanh, Tống Trân, Kiều, Phương Hoa, …
  • Tranh lịch sử ca ngợi các vị anh hùng dân tộc như Trưng Vương, Triệu Ấu, Phù Đổng Thiên Vương, Đinh Tiên Hoàng,…
  • Tranh thờ tranh thờ của Đông Hồ là sự tưởng niệm biết ơn tổ tiên như: Tranh chủ, y môn, câu đối, đại tự… Sự ngưỡng vọng đối với vị thần như thổ công, táo quân… Tử vi huyền đàn trấn bạch, vũ đinh, thiên ất, trấn môn… Mặt khác còn là những ước vọng nghề nghiệp, phát đạt như: thàn tài, tiên sư…
  • Tranh sinh hoạt loại tranh này phản ánh những nguyện vọng, ước mơ của nhân dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc như: canh nông vi bản, gà, cá, lợn… đánh vật, đi đốn ông Nghè, bịt mắt bắt dê…

Màu sắc của tranh Đông Hồ là mầu được chế biến từ các loại thảo mộc và khoáng sản như: màu trắng vỏ điệp, mầu sò đỏ, mực đen than lá tre, mầu hồng ở thân gỗ vang, mầu xanh rỉ đồng, lá chàm, màu vàng hoa hoè, chất keo dính hoà với màu là bột hồ gạo nếp.

Giấy in tranh là loại giấy dó, chế biến từ vỏ cây dổ đồng, mua ở vùng Phong Khê (Bắc Ninh), Bưởi (Hà Nội) loại giấy này có độ sơ dai, mầu dễ bám, không bị trốc lở.

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất tranh Đông Hồ gồm 4 khâu chính: Vẽ mầu, khắc bản in, pha chế mầu, in tranh và tô mầu tranh.

Vẽ mẫu và khắc bàn in là hai khâu chủ đạo trong nghề làm tranh, thường có một số người chuyên làm. Để bảo đảm việc in tranh, không bị dây mầu ở những khoảng trống, người vẽ mẫu tranh phải bố cục và chia các khoảng mầu sao cho hài hoà, hợp lí trong khuôn giấy, ở thành cạnh bản khác có kẹp hai đầu cữ để khi in tranh không bị sai lệch.

Gỗ để khắc bản in nét là gỗ thị, loại gỗ này vừa dai lại quánh, khắc được sâu, bền nét, bản khắc mẫu dùng gỗ dổi, vàng tâm, đượm màu, dễ đông đặc. Bản khắc gỗ được coi như của gia bảo của tìíng gia đình.

Pha chế màu và in tranh là hai khâu quan trọng. In tranh Đông Hồ là in úp ván và dùng xơ mướp xoa cho nét in và màu bám vào mặt tranh, không giống cách in của các loại tranh khắc gỗ khác.

Giấy dó để in tranh được bồi lên một lượt điệp bằng chét thông (chổi làm bằng lá thông) tạo thành những vạch ngang đều và trắng sáng rực rỡ của cánh bột điệp.

Các khâu sản xuất tranh Đông Hồ đều có những nét riêng hợp thành cái độc đáo về kĩ thuật, mĩ thuật của dòng tranh.

Tranh được tổ chức sản xuất trong các gia đình từ già đến trẻ mỗi người một việc và khép kín ở trong làng bán buôn tại chỗ, khách của nhà nào nhà nấy bán, thiếu thì chủ nhà phải lo liệu, khách không tự động đi mua của nhà khác. Sau này do nhu càu của người dùng tranh ngày một nhiều, tranh của các gia đình được đổng gói từng muôn (vạn tờ) đem ra đình làng bán. Từ đó đình làng thành chợ tranh.

Hàng năm cứ vào chầu một chạp, sau vụ gặt hái tháng mười, các phường, khách buôn tranh các nơi lại kéo về Đông Hồ vui như ngày hội. Đêm nào cũng có khách chờ tranh nghỉ lại trong các gia đình, đây cũng là những dịp giữa chủ bán và khách mua trao đổi ý kiến về thị hiếu của người chơi tranh  từng địa phương, từ đó bổ sung cho dòng tranh thêm phong phú và đa dạng.

Tranh dân gian Đông Hồ còn là vũ khí ngoại giao.

Đám cưới chuột. Vào một ngày cuối năm Tý, các nghệ nhân tranh Đông Hồ đang tấp nập làm tranh bán tết, thì sứ nhà Thanh đến. Khi xem đến bức tranh “Đám cưới chuột”, thấy một chú chuột xách cá đến lễ mèo, bên dưới có đề chữ “tống lễ”, sứ Thanh liền nảy ra một vế đối hiểm hóc để chơi với chữ người của ta: “Tý tận, thử tống mão” nghĩa là “Cuối năm chuột, chuột lễ mèo”. Thâm ý của hắn là ví ta như chuột, mà hắn là mèo, chuột phải lễ mèo. Đoàn tiếp sứ của ta chưa biết ứng đối ra sao thỉ một cụ nghệ nhân đưa ra bức tranh vẽ một con trâu vểnh tai tè trên con đường dài ngoằn nghoèo như con rồng. Đoàn ngoại giao của ta hiểu ý liền đối lại: “Sửa đầu, ngưu thôn thin”, nghĩa là “Đầu năm trâu, trâu nuốt rồng”. Trâu tượng trưng cho đồng ruộng quê ta, còn rồng chỉ “thiên triều” nhà Thanh. Sứ Thanh nhìn tranh, nín im.

Thầy đồ ếch. Tiếp theo Đám cưới chuột, sứ Thanh xem đến bức tranh “Thày đò ếch”. Bức tranh đề bốn chữ: “Lão oa giảng độc”, vẽ một bàn của thầy, đủ cả văn phòng tứ bảo nhưng không thấy có quyển sách nào. Sứ Thanh liền ra vế đối: “Lão oa giảng độc, lão vô thư” nghĩa là “Thầy ếch dạy học, thầy không sách”. Thâm ý của hắn: ta không có sách mà các sách Tứ thư ngũ kinh đều do người Tàu làm ra cả. Lúc ấy, đoàn tiếp sứ của ta trông thấy bức tranh vẽ một đoàn thanh niên cởi trần đóng khố đang khiêng trống đi đấu vật ở nơi khác, người nào cũng khoẻ mạnh nhanh nhẹn, thông minh. Người đi đầu vác một tấm biển đề bốn chữ: “Trung nam bản xá”. Đoàn tiếp sứ liền đối lại: “Trung nam bản xá, trung hữu trí” nghĩa là “Trai trẻ làng này, trai có trí”, vế đối vừa chuấn, vừa lấy được sự tích trong tranh, lại vừa nói được cái ý nhà ngươi báo ta không có sách, nhưng ta lại có trí lớn hơn cả sách.

Hứng dừa và đánh ghen. Khi xem đến bức “Hứng dừa” và “Đánh ghen” thi sứ Thanh rất lạ lùng.

Trong bức “Hứng dừa” cổ câu thơ nồm:

“Khen ai khéo vẽ nên dừa

Đấy trèo, dây hứng cho vừa một đôi”

Và ở bức tranh “Đánh ghen” có câu:

“Thôi thôi bớt giận làm lành Chi điều sinh sự thiệt mình thiệt ta”.

Sứ Thanh không hiểu ra sao, đoàn ta phải dịch lại cho hắn hiểu ý nghĩa câu thơ và bức tranh.

Sứ Thanh vẫn chưa chịu lui, lại còn trịch thượng ra vế đối: “Tứ thuỷ đồng lưu, hà chỉ đạo”, nghĩa là bốn dòng nước cùng chảy, chảy đường nào? Ý hắn muốn hỏi hai dòng ở hai quả dừa trên cây và hai dòng sữa ở hai “trái dừa” của người phụ nữ hứng dưới là bốn dòng, tranh vẽ như thế thì còn gọi gì là đạo lí nữa?

Đoàn tiếp khách của ta liền lấy ngay ý tứ của bức tranh “đánh ghen”. Trên tranh “đánh ghen” có ba người, hai vợ và một chồng đang xung đột với nhau, vợ cả ghen giơ kéo muốn cắt tóc vợ lẽ, còn vợ lẽ được chồng bênh chìa mớ tóc ra thách thức. Thơ đề tranh là lời can của người chồng với vợ cả. Đoàn ta liền lấy ý đó đổi lại: “ nhân tranh đoạt tất tại thiên” nghĩa là ba người xung đột nhau là do trời, ngụ ý: nước Tầu rối ren, phe phái lục đục tranh đoạt lẫn nhau là tại thiên triều, tức kẻ cầm quyền. Sứ Thanh hiểu ý, từ đấy cho đến  khi xem hết làng tranh không dám ra câu đối nữa.


Tranh dân gian Đông Hồ
5 (0) votes
This entry was posted in Bookmark the permalink.

Tin cùng chuyên mục: