0

Lăng Minh Mạng – Ghé thăm lăng vua Minh Mạng đẹp nên thơ

Chúng ta cùng đến thăm lăng Minh Mạng, lăng của vị vua thứ 2 triều Nguyễn . Trong 20 năm trị vì từ năm 1820 – 1840, Vua Minh Mạng thực sự là một kiến trúc sư đã kiến tạo nên diện mạo thời thịnh trị nhất thời nhà Nguyễn. Khu lăng tẩm của ông được xem là mô hình thu nhỏ để chúng ta hình dung về những thành tựu của xã hội Việt Nam thời ấy cũng như tính cách của vị vua này.

Vua Minh Mạnh tên húy là Nguyễn Phúc Đảm. Là con thứ tư của vua Gia Long và thuận thiên Cao Hoàng Hậu. Thời Minh mạng được đánh giá là giai đoạn thịnh vượng và hùng mạnh nhất của nước ta thời nhà Nguyễn.

Lịch sử

Sau khi lên ngôi 7 năm nhà vua đã cho rất nhiều người đi chọn lựa đất để xây dựng lăng cho mẹ mình và cho mình. Năm 1827 quan địa lý đã chọn vùng đất ở núi Cẩm Kê. Nhưng vì tính cẩn trọng vua Minh Mạng chưa cho khởi công xây dựng. Mãi đến năm 1840 vua Minh Mạng mới quyết định chọn nơi này làm nơi xây dựng lăn cho mình và đặt tên là Hiếu Lăng.

Lăng Minh Mạng – Ghé thăm lăng vua Minh Mạng đẹp nên thơ

Lăng Minh Mạng được xây dựng trên một vùng đất đẹp, sơn thủy hữu tình. Phía trước là sông Hương, xung quanh có các ngọn núi. Lấy núi Kim Phụng làm chỗ dựa lưng. Xưa kia khu đất này thuộc thôn La Khê, làng An Bằng nay là xã Hưng Thọ. Vùng đất là danh giới giữa bãi bồi ven sông và chân núi nên La Khê được xem là đất sơn hội thủy tụ, đất của vượng khí, đất của sinh sôi. Là cõi thanh bình của người yên nghỉ.

Khởi công

Được khởi công vào tháng 9-1840. Công trình đang xúc tiến thì vua Minh Mạng lâm bệnh và mất vào ngày 20-1-1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi. Một tháng sau đã sai các quan đại thần chỉ huy gần 10000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Công việc xây lăng đến năm 1843 thì hoàn tất.

Kiến trúc

Đến với lăng Minh Mạng là đến với một mô thức xây dựng truyền thống của Huế. Ở nơi đó cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc hòa quyện cho ta cảm giác đây là một khu vườn tuyệt đẹp của người sống hơn là khu lăng mộ. Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc với hơn 40 công trình lớn nhỏ.

Đại hồng môn - Lăng Minh MạngĐại Hồng Môn – Lăng Minh Mạng

Đại hồng môn

Đại Hồng Môn là cánh cổng chính dẫn vào khu vực lăng. Tuy nhiên cánh cổng này chỉ được mở một lần duy nhất khi đưa thi hài của nhà vua vào bên trong. Từ đó đến nay thì cảnh cổng này đóng vĩnh viễn. Ngày nay khi đến thăm lăng Minh Mạng du khách sẽ đi bằng hai cánh cổng phụ là tả hồng môn và hữu hồng môn. Đại hồng  Môn được xây dựng theo kiến trúc tiêu biểu của cổng tam quan thời Nguyễn. Mái uống cong như hình chiếc hài. Tạo nên hình tượng như những cánh sen mở rộng. Cổng được sơn màu đỏ, biểu tượng cho sự sống và sự trường tồn của vương triều Nguyễn.

Sân chầu Lăng Minh MạngSân chầu lăng Minh Mạng

Sân chầu

Sát với Đại Hồng Môn là sân chầu. Với hai hàng quan văn võ và voi, ngựa. Kiến trúc này đã được xuất hiện từ lăng vua Gia Long. Những tượng người và voi ngựa ở đây được điêu khắc theo lối tả chân, gần giống với thực tế. Cái tài của người xưa là đã làm mềm mại tượng đá bằng những chi tiết trang trí trên thân áo của người, hay áo yên của voi và ngựa. Cách sắp xếp sân chầu thế  này cho thấy tâm ý của người xưa rằng vua là tổng chỉ huy các lực lượng quan văn quan võ và quân đội. Từ sân trầu bước lên 22 bậc cập là ta đến với Bi Đình.

Bi Đình - Lăng Minh MạngBi đình lăng Minh Mạng

Bi đình

Bi đình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của triều Nguyễn. Bộ mái lợp 2 tầng thể hiện yếu tố âm dương. Trên đỉnh trang trí hồ lô và hình rồng rất giống với các bộ mái ở các công trình trong đại nội. Rồng là tượng trưng cho nhà vua. Hồ lô mang ý nghĩa chứa đựng tinh túy của trời đất. Bi Đình là nơi đặt tấm bia Thánh Đức Thành Công. Ghi lại công đức của vua Minh Mạng do vua Thiệu Trị viết. Nội dung ca ngợi vua cha.

Trong quy hoạch tổng thể của Lăng Minh Mạng trục thần đạo là trục chính xuyên tâm lăng. Các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp theo trục này. Tất cả được bố trí chặt chẽ có hệ thống rõ ràng.

Cẩm điện

Chúng ta tiếp tục đi vào Cẩm điện với công trình chính là điện Sùng Ân. Nơi thờ bài vị của vua và hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Nơi thờ vua có trang trí rồng. Bài vị của vua và hoàng hậu thờ ở đây theo nguyên tắc nam tả, nữ hữu. Phía trước nơi đặt bài vị là long sàn. Ngôi điện này đã được trùng tu và năm 1990.

Hoàng trạch môn là cánh cổng thứ 3 nằm trên trục thần đạo. Đây là cánh cửa dẫn vào khu vực lăng của nhà vua. Tiếp theo đó là Minh Lâu. Đây là một toà phân định hai tầng được xây trên ngọn núi tam tài. Tên goi Minh Lâu nghĩa là lầu tỏa sáng, hàm ý ca ngợi tài năng, công đức của vua Minh Mạng. Tòa lầu này cũng tượng trưng cho nơi dừng chân của nhà vua trước khi vào cõi vĩnh hằng.

 

Bửu thành - Lăng Minh Mạng
Bửu Thành lăng Minh Mạng

Bửu thành

Tiếp theo một là một cây cầu lát đá dẫn vào Bửu thành. Là nơi chôn cất thi hài vua Minh Mạng được đặt tên là cầu Thông Minh Chính trực. Mộ của vua Minh Mạng dưới Bửu thành. Bước lên 33 bậc đá là chúng ta đứng trước cánh cửa bằng đồng dẫn vào bên trong, bên trong là thi hài nhà vua. Trên núi này trồng đây thông. Linh cữu hoàng đế Minh Mạng được đưa vào đây bằng một đường hầm qua ba cửa đá. Sau đó được lấp lại vĩnh viễn. Hàng năm cánh cửa bằng đồng này chỉ được mở một lần vào dịp tết thanh minh để sửa sang phần mộ.


Lăng Minh Mạng – Ghé thăm lăng vua Minh Mạng đẹp nên thơ
5 (0) votes
This entry was posted in Bookmark the permalink.

Tin cùng chuyên mục: