0

Nghệ thuật cung đình Huế

Nghệ thuật cung đình Huế – Từ thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vào đầu thế kỉ XVII, Đào Duy Từ cho lập ra đội múa hát mang tên là Hoà Thanh Thự để dùng trong các dịp lễ tết (Lễ mừng chiến thắng, tết nguyên đán, lễ đón sứ thần nước ngoài, sinh nhật mẹ, vợ vua và con vua…) Đội múa hát cung đình này có điều chỉnh về tổ chức và đổi tên qua các đời vua: Việt Tường Đội (Gia Long), Thanh Bình Thự (Minh Mệnh) Vô can Đội (Thành Thái), Ba Vũ đội (Khải Định).

Danh mục các điệu múa hát cung đình khá, phong phú và nhiều màu vẻ. Ví như mừng sinh nhật Đức vua có điệu Tam kinh chúc thọ, biểu tượng ba ngôi sao, Phúc Lộc Thọ. Truyền là của Đào Duy Từ cải biên từ một điệu múa cổ. Hoặc điệu múa Lục triệt hoa mã đăng để mừng ngày Hưng quốc khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch hàng năm) tổ chức trước Phu Văn Lâu. Đội múa có 48 người 48 ngựa, sau đó thay ngựa thật bằng ngựa giả (do người đóng). Điệu múa Tứ linh (Long Lân Quy Phượng) do 12 người đội lốt 4 con vật linh thiêng (tứ linh) cùng múa, cũng truyền do Đào Duy Từ cải biên.

Nghệ thuật cung đình Huế
Nghệ thuật cung đình Huế

Đáng chú ý là điệu múa Nữ tướng xuất quân do Đào Duy Từ sáng tác để xưng tụng công đức Hai Bà Trưng. Tốp múa có 10 nữ (hai bà và 8 nữ binh) đều mặc áo giáp vừa múa song kiếm vừa hát, Các đội múa hát cung đình triều Nguyễn ngày càng “co” nhỏ lại. Đội Ba Vũ thời Khải Định tổ chức “gọn nhẹ” hơn các đội ca múa các triều trước nhiều. Đội này cá nhiều điệu múa mẫu mực từ đời trước để lại, đã được hoàn thiện thêm.

Điệu múa “Chèo thuyền” phản ánh công việc chài lưới của ngư dân. Dân gian kể rằng thuyền đánh cá của bà con gặp bão, được cá voi đội thuyền vượt sổng dữ đưa vào bờ. Nhớ ơn ấy bà con “tôn xưng” là cá Ông. Y nổi ơn đức nhà vua đối với dân cũng như Ông cá vậy!

Điệu “múa kiếm” (trích điệu Nữ tướng xuất quân) thể hiện tài thao lược của một tướng bà với những động tác cách điệu ngoạn mục. Hình ảnh một bà tướng xung trận khi tiến khi lui thật là uyển chuyển, gợi cảm.

Điệu múa lân rất độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm. Cặp vợ chồng nhà lân con đực và con cái âm yếm săn sóc lẫn nhau. Kết quả của tình yêu là chú lân con ra đời. Trên sân khấu thế giới, tình yêu được trình bày dưới hàng trăm dạng khác nhau. Nhưng chưa bao giờ tình yêu được diễn tả đầy đủ các quá trình kể cả việc sinh đẻ, ngay trước mặt công chúng mà không dung tục. Mỗi con lân do anh nghệ nhân đảm nhiệm, người đứng trước làm đầu, người đứng sau làm đuôi đội lốt lân. Riêng chú lân con thì có nghệ nhân đóng. Nghệ nhân khéo cuộn tròn trong “bụng” lân mẹ, đến khi chào đời, chú lọt ra một cách bất ngờ khá sảng khoái.

Điệu múa được ưa thích, trở thành “cái đinh” của chương trình là điệu múa “Đèn hoa”. Đội hình gồm 36 đến 64 nghệ nhân. Các nghệ nhân tay cầm đèn bông hoa, khi tan ra làm những bông hoa nở rộ trong vườn thượng uyển, trăm hồng nghìn tía – một vườn hoa đèn nhiều lớp, nhiều tầng vô cùng đẹp mắt. Do đố nhà vua mới đặt tên là Hoa Vũ đội (Đội múa Đèn Hoa), nhưng sau vì kiêng tên huý của một bà hoàng, Hoa đổi ra Ba, nên mới có tên Ba Vũ.


Nghệ thuật cung đình Huế
5 (0) votes
This entry was posted in Bookmark the permalink.

Tin cùng chuyên mục: