Click Để Xem Nhanh [hide]
Tổng hợp những nhạc cụ dân gian tiêu biểu nhất trong văn hóa Việt. Đây là các nhạc cụ rất quan trọng trong các loại hình nghệ thuật dân gian.
Xin được liệt kê sau đây:
Sáo trúc
Sáo trúc là nhạc cụ hơi làm bằng một đoạn trúc (được tiện từ thân cây trúc là một loài cây tượng trưng cho sự thanh cao quân tử). Đoạn trúc làm sáo dài chừng 40 cm, đường kính khoảng 2 cm. Thân sáo được khoét 6 lỗ bấm và một lỗ để thổi. Có lẽ không cổ loại nhạc cụ nào đơn giản hơn cây sáo trúc. Vậy mà người nghệ sĩ thổi sáo đã truyền tới người nghe những âm thanh đi sâu vào lòng người.
Hình ảnh trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo trúc đã là một biểu tượng của nông thôn Việt Nam thanh bình từ xa xưa.Đàn nguyệt mặt đàn hình tròn như mặt trăng đêm rằm, có lẽ vì thế có tên đặn nguyệt (đàn mặt trăng). Đây là nhạc cụ dây có vị trí quan trọng trong dàn nhạc dân tộc. Người chơi đàn nguyệt hầu hết là nam giới nên còn được tôn là “quân tử cầm”.Tiếng đàn nguyệt trong, vang xa, khả năng diễn cảm phong phú, khi sôi nổi rộn rã, lúc nỉ non sâu lắng.
Đàn bầu
Đàn bầu là nhạc cụ dân tộc độc đáo nhất vì chỉ có một dây. Dây đàn được mắc dọc theo hộp đàn. Một đàu dây quấn vào trục ở dưới mặt đàn, một đầu giây mắc vào vòi đàn nơi có gắn núm đàn giống như núm một quả bầu khô. Đàn bầu không có phím, nhưng có khả năng luyến lấy tài tình dưới bàn tay điều khiển càn đàn điệu nghệ của nghệ sĩ.Tiếng đàn bầu du dương, âm thanh sâu lắng, lúc rộn rã, khi nỉ non thể hiện nhiều cung bậc tình cảm, cuốn hút người nghe vào thế giới âm thanh.
Đàn đá
Đàn đá là nhạc khí được chế tác từ đá tự nhiên, một bộ đàn đá gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp đẽo gọt thô sơ. Vật liệu đề làm đàn là những loại đá sẵn cơ ở vùng núi Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. Căn cứ vào bộ đàn đá tìm được ở di chỉ khảo cổ học Bình Đa (Đồng Nai) thì đàn đá xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 3000 năm trước. Cho tới những năm đầu thập kỉ 90 đã tìm được gần 200 thanh đàn đá ở các tỉnh Đắc Lác, Khánh Hoà, Đồng Nai, Ninh Thuận, Sông Bé, Lâm Đồng, Phú Yên… Số lượng thanh đá ở mỗi bộ đàn được phát hiện có từ 3 đến 15 thanh. Bộ đàn đá đầu tiên được phát hiện ở Ndut Liêng Krak (Đắc Lắc) vào năm 1945. Hiện đang được bảo quản tại viện bảo tàng “Con người” ở Paris (Pháp). Một bộ nữa được đưa sang trưng bày ở Los Angeles (Mỹ). Những bộ khác đang được bảo quản sử dụng trong nước.
Âm thanh đàn đá vang xa, trang trọng hùng tráng. Do vậy đàn đá thường được dùng trong các lễ hội lớn hàng năm của người Tây Nguyên.
Đàn T-rưng
Đàn T-rưng cùng họ với đàn đá, rất phổ biến trong các tộc người ở Tây Nguyên. Đàn gồm một số ống tre hoặc nứa, một đầu kín, đầu kia vát chéo. Số lượng ống của một bộ đàn có thể từ 2 đến 3 hoậc có thể từ 5 đến 6, có khi là từ 9 hoặc 16 ống. Các ống được buộc song song từ nhỏ tới lớn bàng hai sợi dây ở hai đầu. Đàn được mắc vào hai gốc cây hoặc cọc tre, gỗ.
Khi diễn tấu, nghệ sĩ dùng hai dùi bằng tre hoặc gỗ gõ lên các ống. Cũng có khi hai nghệ sĩ cùng song tấu trên một bộ đàn.
Trong dân gian, đàn T-rưng là nhạc cụ để giảỉ trí khi đi làm nương rẫy và để đuổi chim thú phá hoại cây trồng. Đàn ‘Trưng cũng dùng trong các cuộc vui trong buôn làng, no cùng hoà tấu với các nhạc cụ khác.
Các nghệ sĩ chuyên nghiệp đã đưa đàn Trưng lên sân khấu ồ trong nước và ngoài nước.
Cồng chiêng
Cồng – Chiêng là tên gọi hai nhạc cụ bằng hợp kim (chủ yếu là đồng có pha thêm bạc, vàng, hoặc đồng đen). Cồng có núm ở giữa, chiêng không có núm. Mặt cồng, chiêng hình tròn, có thành cao, đường kính loại nhỏ 20 cm, loại trung từ 50 đến 60 cm, loại cực đại từ 90 đến 120 cm. Cồng – Chiêng có thể dùng đơn lẻ đệm cho giàn nhạc, có thể dùng theo bộ, tới hàng chục chiếc để tạo khí thế sôi động. Cồng – Chiêng là loại nhạc cụ thiêng, chủ yếu dùng cho các lễ nghi cúng tế, tang ma, cưới hỏi, mừng năm mới, mừng được mùa, mừng chiến tháng… Tiếng cồng – chiêng là tiếng nói tâm linh, là hồn dân tộc Tầy Nguyên.
Khèn
Khèn xuất hiện ở Việt Nam từ trước công nguyên. Khèn là nhạc khi đa thanh, được chế tạo từ các đoạn ống tre hoặc trúc nhỏ có lưỡi gà ghép vào nhau qua một hộp cộng hưởng. Số ống trúc ghép lại là số chẵn, ít là 6 ống, nhiều tới 14 ống. Mỗi ống cổ một lỗ bấm để khi thổi phát ra âm thanh. ,
Khèn là nhạc cụ quen thuộc của các chàng trai dân tộc ít người từ Bắc vào Nam. Đặc biệt đối với thanh niên người H’Mông, khèn là vật bất li thân trong mùa xuân và trong các lễ hội. Kích cỡ của cây khèn rất phù hợp với người thổi khèn khi phải khom khom người để nhún nhảy đôi chân và quay vòng người theo điệu nhạc. Hầu như không một chàng trai H’Mông nào lại đứng yên tại chỗ để thổi khèn, mà họ luôn luôn có động tác “múa” trong suốt bài khèn.
Đàn Klông Put
Đàn Klông Put là nhạc khí của Tây Nguyên. Đàn được hợp thành bởi từ 2 đến 3 hoặc từ 5 đến 12 ống nứa hoặc bương, tre có đường kính từ 5 đến 8 cm. Mỗi ống được cắt đoạn co chiều dài từ 60 đến 120 cm, có khi chiều dài cực đại đến 200 cm. Đàn Klông pút có loại ống kín một đầu, có loại rỗng cả hai đầu. Khi diễn tấu các ống được đặt nằm ngang vừa tầm tay người vỗ trong tư thế đứng hơi cúi người về phía trước, hoặc là tư thế quỳ đầu gối xuống sân diễn. Người diễn tấu, khum bàn tay lại rồi vỗ hai bàn tay vào nhau trước các miệng ống. Luồng hơi từ hai bàn tay vỗ lùa vào ống làm vang lên âm thanh.
Klông pút là nhạc cụ gắn với sản xuất nông nghiệp và được coi là nơi trú ngụ của Mẹ Lúa. Vì vậy người biểu diễn Klông pút thường là phụ nữ và trước đây loại đàn này chỉ để chơi vui trên nương rẫy vào mùa tra lúa, hoặc chơi trong các lễ hội của buôn làng trong dịp lễ hội mừng ăn cơm mới, mừng lúa về kho.
Ngày nay Klông pút đã được đưa lên sân khấu chuyên nghiệp để biểu diễn ở trong và ngoài nước với nhiều giai điệu phong phú hơn trước.
Trống tuồng
Trống tuồng là một nhạc khí trong giàn nhạc tuồng. Người đánh trống tuồng trước mặt là năm cái trống, bằng đôi tay thoăn thoắt mềm mại “múa” trên mặt trống, tạo nên những âm thanh bổng, trầm, nhặt, khoan, lôi cuốn, kích động…
Độc tấu trổng tuồng có thể dùng ba trống (một trống chầu, hai trống chiến), cũng cổ thể là 5 trống, mà có khi chỉ 1 trống, người nghệ sỉ diễn tấu trống tài ba cũng có thể diễn tả được một trận chiến đấu.
Hoàn chỉnh nhất là bộ trống gồm 12 chiếc để diễn tả khung cảnh đánh trống trận của vua Quang Trung theo bài nhạc vở Quang Trung. Hiện nay trên sân khấu chuyên nghiệp có nghệ sỉ Đức Dũng độc tấu trống tuồng nổi tiếng. Theo nghệ sĩ Đức Dũng, muốn đánh trống tuồng hay, anh phải học cả các làn điệu tuồng và phải hiểu đặc trưng cơ bản của nghệ thuật diễn tuồng.
Tiếng trống tuồng Việt Nam đã được hoan nghênh nhiệt liệt ở sân khấu nhiều nước trên thế giới: Pháp, Mĩ, Nhật, Đức, Nga, Bun – ga – ri, Li Bi, Thái Lan…
Tù và
Tù và, các dân tộc Tây Nguyên đều dùng sừng trâu làm tù và để thổi, người M’Nông gọi nhạc khí này là Nung. Một bộ Nung gồm có hai chiếc một lớn, một nhỏ. Chiếc lớn gọi là Nung Lok, âm thanh trầm nhưng mạnh và sâu xuyên qua núi rừng được dùng làm hiệu lệnh trong chiến đấu. Nung Lok xưa kia là vật bất ly thân của các tù trưởng, dũng sĩ, đặc biệt là thời nghĩa quân N’Trang Lơng đã khuấy đảo thực dân Pháp suốt dọc cao nguyên M’Nông thì Nung lok là hiệu lệnh tập hợp quân sĩ, là lệnh chi huy chiến đấu hay lúc săn voi, w.
Chiếc tù và nhỏ theo tiếng M’Nông gọi là Nung priyơ bỏ lọt trong Nung Lok. Nung priyơ tiếng trong sáng, ngân nga, vui tươi thường được dùng trong các lễ hội buôn làng, trong các lễ hội có đâm trâu.
Đàn tính
Đàn Tính còn gọi là Tính Tẩu, là nhạc khí của người Tày ở vùng núi miền Bắc nước ta. Đàn tính cấu tạo đơn giản, hộp đàn hình tròn, cần đàn dài bằng gỗ cây dâu. Đàn tính co hai loại: một loại 3 dây (của nữ) và một loại hai dây (của nam).
Đàn tính 3 dây gồm dây tiền, dây trung và dây hậu. Đàn tính hai dây chỉ có dây hậu và dây tiền. Dây tiền, dây hậu dùng để đánh giai điệu. Dây trung làm nền cho giai điệu bằng bè trầm vì thế đàn tính 3 dây cho hiệu quả âm nhạc cao hơn.
Dân tộc Tày khi đón xuân, không thể thiếu tiếng đàn tính và giọng hát Then.
Dù rằng em hát chưa hay
Ba dây đàn tính đám say lòng người.
(Dân ca Tày)
Tin cùng chuyên mục: