Kyoto - là thành phố cổ kính đúng nghĩa, nơi đây không có các tòa nhà chọc trời, những công trình hiện đại. Bù lại, cố đô lại là nơi cất giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa cả về vật chất và tinh thần (phi vật thể ).
Từ khi trở thành thủ đô của Nhật Bản, sau đó được gọi là Heian-Kyo, vào năm 794, Kyoto đã là thủ đô của nước Nhật hơn 1000 năm, và là nơi văn hóa Nhật Bản phát triển rực rỡ. Ở Kyoto, có rất nhiều các ngôi chùa Phật giáo và đền thờ của đạo Shinto được xây dựng ở trong thành phố và các khu vực lân cận, dưới thời cai trị của nhiều vị Vua và Tướng quân (Shogun) và vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Tất cả những ngôi đền và chùa cổ kính này đều thể hiện các nét đặc sắc của văn hóa, chính trị của các thời đã trải qua. Chính vì vậy mà Kyoto có thể được ví như là một viện bảo tàng lịch sử của người Nhật.
Vào khoảng cuối thế kỉ thứ 12, khi mà thời các Tướng quân bắt đầu có quyền lực. Thêm vào từ nên văn hóa quý tộc và Phật giáo được truyền từ Trung Quốc sang, văn hóa Tướng quân (Shogun) cũng bắt đầu có ảnh hưởng và cả ba nền văn hóa trên đều được cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nhất là vào khoảng thế kỉ 14-15, dưới sự cai trị của các Tướng quân, nền văn hóa của họ đã phản ánh sâu sắc thành sự tôn thờ văn hóa quý tộc và ảnh hưởng của Thiền từ Phật giáo nữa. Thời kì văn hóa rực rỡ này có thể tìm thấy từ dấu tích của các ngôi đền Thiền được xây dựng từ thời này, và các ngôi biệt thự và vườn cây của các Tướng quân.
Kyoto đã có thời gian khoảng 10 năm, bắt đầu từ 1467 xảy ra chiến tranh, và thành phố thủ đô đã bị tàn phá, và nhiều tài sản văn hóa ở trung tâm thành phố đã bị phá hủy. Vào cuối thế kỉ 16, khi nền chính trị đã trở lại ổn định, nhiều ngôi đền, chùa đã được xây dựng lại. Tuy nhiên nền văn hóa Tướng quân của thời kì này cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa quốc tế do những nhà buôn mang đến.
Trong thời Edo (1603-1868), phần lớn trung tâm quyền lực đã được chuyển về Edo (ngày nay gọi là Tokyo). Trong thời gian này, nhiều ngôi đền lớn nhỏ đã được xây dựng ở khắp nơi ở Nhật Bản, trong đó nhiều ngôi đền lớn nằm ở Kyoto. Có rất nhiều người từ các tỉnh đã về Kyoto, tìm đến các ngôi đền lớn để cầu cúng. Chính vì lẽ đó mà Kyoto đã rất phát triển như một trung tâm của sự tín ngưỡng và du lịch vào thời đó.
Vào năm 1868, chính phủ chính thức chuyển từ Kyoto đến Tokyo. Dưới ảnh hưởng của nền văn hóa hiện đại phương Tây, có rất nhiều chính sách hiện đại hóa đất nước Phù tang đã được ban hành, và biến Kyoto trở thành một thành phố hiện đại. Tuy vậy, chính quyền và người dân ở Kyoto luôn luôn có những sự quan tâm đặc biệt đến giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa lịch sử lâu đời của Kyoto. Nhiều tài sản kiến trúc đã được công nhận là Tài sản quốc gia của Nhật Bản, trong đó một cụm gồm 17 khu vực lịch sử đã được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào năm 1993.
Cổ đô Kyoto và khu vực phụ cận bao phủ một vùng mênh mông hiện tại bao gồm các thành phố Kyoto, Otsu, Uji. Khi tham quan cố đô bạn sẽ khám phá:14 chùa Phật giáo bao gồm chùa Kyogokoku-ji (đền Toji), chùa Kiyomizu-dera, chùa Enryaku, chùa Daigo, chùa Ninna, thiền viện Byodo-in, chùa Kozan, chùa rêu Saiho, chùa Tenryu, chùa Rokuon (chùa vàng Kinkakuji), chùa Jisho (chùa bạc Ginkakuji), chùa Ryoan, chùa Nishi Hongan; 3 đền Thần đạo bao gồm: đền Kamigamo, đền Shimogamo, đền Ujigami; và 1 lâu đài là lâu đài Nijo. Trong đó, nổi bật nhất là chùa Kiyomizu với kiến trúc bằng gỗ trên cao, chùa Kinkakuji được bao phủ bằng những chiếc lá bằng vàng nguyên chất, chùa Ryoanji với khu vườn đá phong cách thiền, và chùa Kozanji nằm sâu trong rừng với những quốc bảo quý nhất của Nhật.
(Nguồn: Sưu tầm)
Hoài Thanh