Click Để Xem Nhanh [hide]
Pù luông thanh hóa
Pù Luông trong tiếng Thái là đỉnh núi cao nhất. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, Thanh Hóa có diện tích hơn 17.600 ha cùng hệ động thực vật phong phú. Với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nhiệt đới, nơi đây là một trong những điểm du lịch Tây Bắc thu hút được rất nhiều bạn trẻ. Trước kia, Pù Luông chỉ hấp dẫn với một nhóm nhỏ các bạn trong cộng đồng du lịch bụi do đây là một địa điểm khá khó khăn trong việc đi lại, vài năm trở lại đây Pù Luông nổi tiếng hơn do những hình ảnh về khu nghỉ dưỡng Pù Luông Retreat được chia sẻ nhiều hơn trên mạng. Để thuận lợi hơn cho các bạn trong việc khám phá Pù Luông, Cùng Phượt team chia sẻ một số thông tin cần thiết để các bạn tham khảo.
Pù luông ở đâu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách vườn quốc gia Cúc Phương 25 km, được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa. Phía bắc và đông bắc của khu bảo tồn Pù Luông giáp Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình. Kéo dài từ phía tây xuống phía nam của khu bảo tồn là dòng sông Mã, từ điểm giáp giới của huyện Quan Hóa với huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) qua khu vực thị trấn Quan Hóa xuống gần thị trấn Cành Nàng (Bá Thước).
Rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa. Năm loại kiểu phụ rừng chính tồn tại do kết quả của sự đa dạng độ cao và các tầng chất nền: rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi (60–700 m); rừng lá rộng đất thấp trên các phiến thạch, sa thạch và đất sét (60-1.000 m); rừng lá rộng chân núi đá vôi (700–950 m); rừng lá kim chân núi đá vôi (700–850 m) và rừng lá rộng chân núi Bazan (1.000-1.650 m). Khu bảo tồn cũng tồn tại các thảm rừng thứ sinh như rừng tre nứa, cây bụi và đất nông nghiệp. Nằm cách không xa Vườn Quốc gia Cúc Phương, Pù Luông có sự tương đồng cao về khu hệ động thực vật so với Cúc Phương.
Hai địa điểm có tiềm năng khai thác thành khu nghỉ mát ở là điểm Son Bá Mười (xã Lũng Cao) và đỉnh Pù Luông cao 1.700 m tại khu vực xã Thành Sơn.
Nên du lịch Pù Luông thời gian nào?
Là một khu vực vùng cao với các cánh rừng nguyên sinh bao quanh, khí hậu ở Pù Luông khá dễ chịu kể cả giữa những ngày hè oi bức. Để có một chuyến đi thoải mái, các bạn có thể cân nhắc và sắp xếp khám phá Pù Luông vào những khoảng thời gian như
- Cuối tháng 5 đầu tháng 6 là dịp bắt đầu vụ lúa mới, những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, vô cùng đẹp mắt và bình yên.
- Tháng 9 và tháng 10, hai tháng này là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng.
- Giữa hè cũng là thời điểm đẹp để đi Pù Luông (tuy hên xui là có thể gặp phải dịp mưa bão miền Bắc), do Pù Luông thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm nhiệt đới và ít dân cư sinh nên không khí và thời tiết ở đây giữa những ngày hè vẫn khá mát mẻ.
Đường đi tới Pù Luông
Từ Hà Nội, các bạn có thể bắt xe đi Bá Thước (Thị trấn Cành Nàng), thường các xe chỉ đến trung tâm huyện, từ đây còn khoảng gần 20km mới đến được Pù Luông, các bạn có thể thuê xe ôm để vào đây. Từ bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình có xe của nhà xe Hoàng Phương 0973737778 đi Bá Thước hàng ngày.
Các bạn có thể đi Pù Luông thành một cung đường vòng tròn để tránh đi và về trên cùng một đường. Từ Hà Nội đi theo đường QL6 đi Hòa Bình, lựa chọn một trong 2 đường qua thung lũng mây Lũng Vân hoặc qua Bản Lác Mai Châu rồi tới Pù Luông.
Khi về từ Pù Luông các bạn đi theo QL15C và QL217 về suối cá thần Cẩm Lương, từ đây chạy men theo đường Hồ Chí Minh về đến ngã tư Xuân Mai (QL6) về lại Hà Nội. Lúc về nếu có thời gian hoặc các bạn có thể kết hợp thêm hẳn 1 ngày để khám phá Cúc Phương.
Từ Sài Gòn, nếu muốn đi Pù Luông các bạn có thể lựa chọn bay ra Hà Nội rồi đi theo hướng dẫn phía trên hoặc bay tới Thanh Hóa rồi thuê xe máy ở sân bay Thọ Xuân, di chuyển từ đây đi Pù Luông. Từ sân bay cứ theo QL15 các bạn sẽ tới Pù Luông, quãng đường khoảng 100km và tùy điều kiện thời tiết và khả năng đi xe của bạn mà có thể mất khoảng 4-5 tiếng.
Nếu muốn kết hợp thêm các địa điểm du lịch khác ở Thanh Hóa, các bạn có thể ghé qua khu tích Lam Kinh và Suối cá thần Cẩm Lương. 2 địa điểm này đều nằm trên hành trình tới Pù Luông, có điều nếu đi theo hướng này thì cần điều chỉnh lộ trình một chút, đi theo QL15 và QL217, quãng đường thực tế hầu như không thay đổi nhé.
Các nhà nghỉ, homestay khách sạn tại pù luông thanh hóa
Pù Luông khá rộng, tùy thuộc vào hành trình của đoàn mình mà các bạn có thể chọn một trong các bản của người dân ở đây làm địa điểm lưu trú chính. Loại hình lưu trú phổ biến nhất chính là homestay của người dân ở Pù Luông, các bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, ăn và thưởng thức các món đặc sản do chính người dân ở đây chuẩn bị.
Hiện nay, homestay ở Pù Luông đa phần nằm ở địa bàn các xã Cổ Lũng, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao của huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Nếu không muốn ngủ ở trong vùng lõi Pù Luông, các bạn cũng có thể tham khảo danh sách các nhà nghỉ ở Bá Thước để tìm địa điểm phù hợp.
PuLuong Hostel
Địa chỉ: Lâm Sa, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 091 354 52 56
Nhà Nghỉ Bình Minh
Địa chỉ: QL 217, Thị trấn Cành Nàng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 038 438 3229
Tiên Son Homestay
Địa chỉ: Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 097 603 35 19
Homestay Phạm Tuấn
Địa chỉ: Thôn Tráng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 033 422 2043
Homestay Nguyen Lan
Địa chỉ: QL15C, Thành Sơn, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 038 316 4319
Home Stay Hậu Phương
Địa chỉ: Thành Sơn, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 039 824 4055
Hoa Lan Homestay
Địa chỉ: Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 0869 220 874
Huy Thục Homestay
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 097 377 95 88
Hoai Puluong Homestay
Địa chỉ: Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 091 334 48 87
Pu Luong Nature Lodge
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hóa
Điện thoại: 0986 922118
Nhà Nghỉ Ngọc Kỳ
Địa chỉ: 65 QL 217, Thị trấn Cành Nàng, Bá Thước, Thanh Hoá,
Điện thoại: 0237 3880 621
Pu Luong Treehouse
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 096 696 38 51
Thành Lương Homestay
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Bá Thước Thanh Hoá
Điện thoại: 083 512 1930
Nhà Tùng homestay
Địa chỉ: Bản Hiêu, Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 037 732 1982
Pù Luông Homestay
Địa chỉ: Bản Hiêu, Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 0389 506 696
Homestay Son Bá Mười
Địa chỉ: Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 038 888 8817
Duy Phuong Homestay
Địa chỉ: Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 085 332 8119
Anh Tú Homestay
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 097 815 53 90
Anh Toàn Homestay
Địa chỉ: Thành Sơn, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 0237 3707 911
Nhà nghỉ Sinh thái Hà An
Địa chỉ: Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 0237 8677 916
Pu Luong Eco Garden
Địa chỉ: Làng Bảng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 098 712 91 29
Lich by Creek Homestay, Pu Luong
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 098 477 09 03
Hoanh Homestay
Địa chỉ: Thành Lâm, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 096 417 11 24
Nhà Nghỉ Sơn Lưu
Địa chỉ: Phố 2, Thị trấn Cành Nàng, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: Đang cập nhật
Homestay Bản Nủa
Địa chỉ: Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hoá
Điện thoại: 085 755 0703
Du lịch pù luông
Bản Kho Mường
Kho Mường là địa điểm mà hầu hết các bạn vào Pù Luông đều ghé qua (Ảnh – Fabb & Alice)
Trên hành trình lên đỉnh Pù Luông hùng vĩ, có một thung lũng rất đỗi nguyên sơ và mộc mạc mang tên Kho Mường. Đây là một trong những bản vùng cao, khó khăn nhất của xã Thành Sơn, huyện Bá Thước nhưng lại có tiềm năng rất lớn về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng.
Kho Mường là một thung lũng nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ít chịu ảnh hưởng tác động của con người nên vẫn giữ được những nét rất hoang sơ, thơ mộng vốn có. Đây là nơi sinh sống của 60 hộ dân tộc Thái, với 230 nhân khẩu. Bản Kho Mường nằm cách biệt với các bản khác trong vùng, cách UBND xã Thành Sơn chừng hơn 2km nhưng chặng đường vào bản không hề đơn giản. Đường đi lại gập ghềnh là thử thách đối với các “phượt thủ” thích khám phá nơi đây.
Dễ dàng bắt gặp những guồng nước của người dân bản như thế này trên đường vào Pù Luông (Ảnh – johnlechnerart)
Nhìn từ trên cao xuống, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp hút hồn, những ngôi nhà sàn nằm sát dưới chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Bao quanh bản là một màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Tất cả hiện lên như một bức tranh của chốn “bồng lai tiên cảnh”. Người dân trong bản chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, ngô, sắn… sản phẩm làm ra cũng chỉ phục vụ cho bữa cơm hằng ngày. Nhờ vào những gì thiên nhiên đã ưu ái ban tặng, người dân đã biết đầu tư xây dựng những ngôi nhà sàn khang trang để đón khách du lịch đến tham quan. Đến với Kho Mường, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Thái, hòa mình vào cuộc sống dân dã, thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị núi rừng như: Cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, rượu ngô, kiệu muối chua và thịt vịt luộc…
Hang Kho Mường
Hang Dơi Kho Mường cũng rộng và đẹp kém gì hệ thống hang động Quảng Bình đâu các bạn nhỉ (Ảnh – aurelgiraud)
Hang Kho Mường là một trong số hang động có vẻ đẹp hấp dẫn trong quần thể các hang động được phát hiện trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Những khối nhũ đá vôi được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước làm nên hang động này. Hang có mối liên hệ với hệ thống sông dưới lòng đất với chiều dài khoảng 2,5 km về phía Bắc và dẫn nước từ Kho Mường qua làng Pốn thuộc xã Lũng Cao. Hệ thống sông suối chảy trong lòng hang là đặc điểm chung được biết tới của các khu vực núi đá Kart, nó tạo ra sự kết nối giữa các thung lũng lòng chảo bằng sự liên kết của các dòng chảy. Hang Kho Mường còn là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, ít nhất có 4 loài dơi trú ngụ trong hang này ở các thời điểm khác nhau của năm. Càng đi sâu vào trong hang, du khách sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những khối đá, nhũ đá với những hình thù kì lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… đủ các màu sắc khác nhau, mờ mờ ảo ảo, tất cả hiện lên vô cùng sống động và đặc sắc. Vào một ngách sâu trong hang còn có một bãi đất trống rất rộng trông như một sân bóng chuyền tự nhiên, đây là một trong những điểm nhấn của hang dơi.
Bản Đôn (Xã Thành Lâm)
Ruộng bậc thang ở Bản Đôn (Ảnh – Tuyết Trang)
Bản Đôn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống với 285 nhân khẩu (80 hộ). Khoảng 2 năm trở lại đây, khách du lịch trong và ngoài nước đến với bản Đôn ngày một nhiều. Bản Đôn có không gian yên bình, cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân bản địa, như: măng rừng, vịt cỏ, lợn rừng, gà đồi, rau bí, ngọn su su… đặc biệt là sự chân thành, mến khách của đồng bào địa phương.
Bản Son Bá Mười
Đường vào Son – Bá – Mười (Ảnh – Lê Lên)
Son Bá Mười là 3 bản vùng cao của xã Lũng Cao. Nơi này cách trung tâm thành phố khoảng 130 km về phía Tây Bắc và được ví như một Sa Pa thu nhỏ bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 1822 độ C, đôi khi mùa đông có tuyết rơi, tối mùa hè nhiệt độ cũng xuống rất thấp.
Son – Bá – Mười còn được gọi với cái tên khác là khu Cao Sơn, nằm trên đỉnh của dãy núi Pha Hé, Pha Chiến, chạy song song với mạch núi Pù Luông – Cúc Phương hùng vĩ. Cao Sơn thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông của Hòa Bình.
Đặc biệt, Son – Bá – Mười khá biệt lập với bên ngoài nên đến nay còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù chưa bị ảnh hưởng bởi những kiến trúc hiện đại từ bên ngoài pha tạp vào.
Bản Hiêu
Vẻ đẹp yên bình của bản Hiêu (Ảnh – Vo Thu Cuc)
Bản Hiêu là một bản người Thái nằm bên bờ suối Hiêu bắt nguồn từ trên đỉnh Pù Luông. Bản gồm hơn trăm nóc nhà nằm rải rác dọc theo hai bên bờ suối. Cứ mỗi khi có một ghềnh thác đẹp, những nóc nhà sàn lại dày hơn tạo nên một khung cảnh suối thác – nhà sàn đẹp như tranh thủy mặc. Cả khúc suối tính từ đầu bản đến cuối bản chỉ chừng gần cây số nhưng có tới 5 thác nước, thác nào cũng đẹp và chẳng thác nào giống thác nào. Vì vậy, người dân trong bản gọi chung tất cả những thác nước ấy là thác Hiêu và thân thương gọi con suối ấy với tên gọi “dòng Hiêu” chứ không gọi là suối Hiêu như cách thông thường.
Thác Hiêu
Thác Hiêu (Ảnh – Dinhhai Luu)
Thác Hiêu thuộc địa phận Làng Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. ây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm nay, cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến làng Hiêu rất đẹp bởi hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Qua khỏi cầu treo bằng gỗ là vào làng. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Nhiều lúc trời mưa to, dòng nước trắng xóa bột đá vôi. Chính đặc tính lạ này đã khiến những cây cối, đồ vật gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá.
Nơi khởi nguồn của dòng suối Hiêu là từ một hang đá thuộc dãy núi đá hùng vĩ của khu sinh cảnh đá vôi Pù Luông – Cúc Phương, là mẫu quan trọng mang tính toàn cầu về hệ sinh thái Karst, là khu vực đất thấp duy nhất còn lại rừng sinh cảnh núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam. Theo người dân trong vùng suối chảy quanh năm không bao giờ cạn.
Chiều dài dòng thác khoảng 800 m. Nếu nhìn từ đỉnh, dòng nước chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành 2 nhánh, đổ về 2 hướng khác nhau và hợp lại ở cuối dòng.
Ngay phía ngoài chân thác còn có một “hồ bơi” tự nhiên. Sau một hồi lội thác trở về, du khách nên ra đây tắm rửa. Mực nước ở đây chỉ hơn 1 m, phía dưới là cát nên ai ưa mạo hiểm có thể thỏa sức bay nhảy.
Thác Muốn (Xã Điền Quang)
Thác Muốn (Ảnh – Chiến Phạm)
Thác Muốn nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, khởi đầu từ trong các khe núi đá trên đỉnh núi Muốn có độ cao hơn 300m chảy vào lòng một thung lũng rộng vài ha, rồi từ đó đổ xuống sườn núi tạo thành nhiều tầng thác liên hoàn kế tiếp nhau như hình bậc thang. Trườn qua 43 tầng thác lớn, nhỏ, cao, thấp khác nhau với chỉ toàn đá, nước và cây rừng trùm kín, dòng suối đổ ra sông Đại Lạn nhập vào dòng Mã giang hùng vĩ. Điều đặc biệt thú vị khi du khách đến với Thác Mơ là có thể trèo lên 43 tầng thác mà không cần phải bỏ dép bởi loại đá ở đây là đá cát (giống như đá mài), mòn nhẵn nhưng không hề trơn, đổ ra biển rộng.
Thác Muốn cách Phố Đoàn khoảng hơn 20km, các bạn có thể tìm địa điểm này trên Google Maps nhưng nhớ ghi rõ Thác Muốn Điền Quang Bá Thước để phân biệt với một thác khác cùng tên và cùng huyện.
Chợ phiên Phố Đoàn
Chợ phiên Phố Đoàn nhìn từ trên cao (Ảnh – Flycam Thanh Hóa)
Phố Đòan là tên gọi khu chợ có từ thời Pháp thuộc tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái của các xã quanh vùng cùng người dân ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn… tỉnh Hòa Bình.
Điều làm nên sức hút cho khách du lịch khi chơi chợ là nét văn hóa mua bán trao đổi hàng hóa ngang giá trị. Đôi khi, họ không giao dịch bằng tiền, chẳng hạn một con gà có thể đổi lấy hai chục trứng với mớ rau mà hai bên đều thấy thoải mái, vui vẻ. Chỉ cần “ưng cái bụng” là mua ngay, ít khi thấy trả giá, đòi thách.
Đỉnh núi Pù Luông
Bình minh trên đỉnh Pù Luông (Ảnh – Khổng Hoàng Giang)
Đây là một trong những đỉnh núi mà dân trekking ở Việt Nam thường chọn để chinh phục. Đỉnh cao 1700m và mất khoảng 6-8 tiếng trong điều kiện thời tiết tốt để có thể lên đến đỉnh. Các bạn có thể dựng trại trên đỉnh để ăn uống nghỉ ngơi qua đêm, hôm sau có thể xuống núi.
Ăn gì ở Pù Luông
Việc ăn uống ở Pù Luông khá đơn giản, đa phần các món ăn ngon ở Pù Luông các bạn sẽ được thưởng thức ngay tại homestay nơi mình ở. Người dân sẽ chuẩn bị tất cả những món ăn này theo số lượng đoàn của bạn, các loại thịt cá được bày ra mâm trên những khay lá (cỗ lá), ăn kèm có thể là cơm hoặc xôi nếp. Ẩm thực Pù Luông sẽ mang những đặc trưng rõ nét của ẩm thực Thái với các món nướng, món đồ, với các loại gia vị mang nhiều hương vị núi rừng.
Lợn cỏ nướng
Ảnh – local_vietnamese
Lợn cỏ hay hay lợn cắp nách là vật nuôi đặc sản của người Mường. Để giữ được độ ngọt của thịt phải rửa sạch con lợn trước khi mổ lấy phần nội tạng, sau đó, phần thịt không rửa lại với nước. Thịt được pha thành từng miếng, cùng lòng, dồi đem hấp trên bếp củi, phần xương đem nấu với nõn chuối rừng. Thịt ba chỉ thái chỉ, ướp hành, nước mắm rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Lá bưởi quện vào thịt, dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, toả mùi thơm. Thịt lợn chín tới, thái lát mỏng bày trên lá chuối tươi xanh. Khi ăn, chấm với muối rang và hạt dổi nướng dã nhỏ.
Gà đồi
Gà chạy bộ, món đặc sản thường gặp ở vùng cao (Ảnh – Phạm Kiên)
Gà được người dân nuôi thả tự nhiên, chạy rông và ăn thóc nên thịt gà ở Pù Luông sẽ rất thơm và ngọt. Gà loại này đem luộc rồi ăn lúc còn nóng, chấm cùng các loại gia vị của người dân địa phương thì ngon tuyệt vời. Ngoài ra, cùng với cách tẩm ướp các gia vị truyền thống của người Thái, món gà nướng sẽ để lại những ấn tượng cho bất kỳ bạn nào đến Pù Luông.
Một điều đặc biệt không thể không nhắc tới khi đến Pù Luông Eco Garden đó là ẩm thực. Hãy cùng mình kể tên một số món đặc sản ở đây nhé :
- Vịt Cổ Lũng trứ danh với thịt ngọt, mềm và thơm với mức giá khoảng 450k 1 con cho 3-4 người ăn.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái như măng chua, măng ngọt, măng đắng, cơm lam, canh rau ngót rừng, nộm hoa chuối rừng…
Vịt Cổ Lũng nương
Vịt Cổ Lũng nương
- Canh đắng cũng là một món ăn thú vị nên thử. Canh được nấu từ một loại lá được lấy trên rừng và có vị đắng. Được nấu cùng với lòng và tiết gà để giảm vị đắng và có vị ngọt thanh, rất tốt cho sức khỏe.
- Gà thả đồi được chế biến thành nhiều món như luộc, nướng, xào măng… và bày trên một chiếc mẹt kèm rau sống và gia vị rất hấp dẫn.
- Ở đây còn có rượu cần của người Thái được làm từ men sắn và nước suối tạo nên mùi thơm và cay nồng rất riêng biệt.
Pù luông retreat
Tọa lạc giữa những cánh rừng nguyên sinh bát ngát, ruộng bậc thang bạt ngàn, trải theo dòng suối thác mát lạnh, trong veo, khu nghỉ dưỡng Pù Luông Retreat sẽ mang đến cho du khách cảm giác thư giãn tuyệt vời bên khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ.
Pù Luông Retreat nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông sát quốc lộ 15C, thuộc bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 160km và cách trung tâm Thanh Hóa 120km.
Nằm trên khu đất cao 500m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình luôn trong khoảng 22 – 25 độ C, thời tiết khá ôn hòa, khách nghỉ dưỡng sẽ chẳng cần quan tâm đến máy lạnh! Với mô hình khu nghỉ dưỡng tĩnh lặng, mang chút không khí “thiền”, đem khách trở về không gian làng bản, núi rừng nguyên sơ, tách biệt với nhịp sống xô bồ, ồn ào, thì đừng nói tới máy lạnh, tại Pù Luông Retreat cũng không có tivi, tủ lạnh, các dịch vụ giải trí hiện đại khác. Tuy nhiên, nơi đây vẫn đảm bảo wifi để du khách tiện liên lạc hay làm việc khi cần.
Pù Luông Retreat nằm trên khu đất cao 500m so với mực nước biển
Khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát
Sự thuận lợi giữa các yếu tố địa hình, thời tiết, cảnh quan, Pù Luông Retreat thật sự là khu nghỉ dưỡng lý tưởng đáng đến dành cho du khách, nhất là đối với những ai đang tìm kiếm một không gian riêng tư, tĩnh tại để được hòa mình với thiên nhiên, thư giãn yên bình, hít thở chút không khí trong sạch, sau chuỗi ngày quay cuồng giữa những tất bật của kiếp nhân sinh.
Pù Luông Retreat là khu nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho những người yêu thiên nhiên
Pù Luông Retreat có diện tích khoảng 3000m2 với 3 loại hình nghỉ dưỡng: Nhà sàn tập thể kiểu Hostel, Deluxe Bungalow và Suite Bungalow. Nhà sàn cung cấp lưu trú cho 12-19 khách, có thể thuê lẻ hoặc thuê trọn gói tùy theo nhu cầu của du khách. Giường nhà sàn có thể kê thành giường đơn, giường đôi.
Nhà sàn tập thể kiều hostel tại Pù Luông Retreat
Deluxe Bungalow gồm 8 phòng, trong đó có 5 phòng giường đôi (Twin). Suite Bungalow có phòng duy nhất, đẹp nhất, có cả phòng tắm lộ thiên và phòng tắm trong nhà.
Phòng tại Pù Luông Retreat có không gian mở, từ trong phòng du khách có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp như tranh của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Vật liệu xây dựng chính tại Pù Luông Retreat là gỗ, tre truyền thống, bên ngoài là không gian xanh mát của núi rừng, tạo cho du khách cảm giác thư thái, tịnh tâm. Qua khung cửa sổ nhỏ, du khách nghỉ tại resort sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh đất trời, mây nước nơi làng quê Thanh Hóa hiền hòa, thơ mộng.
Vật liệu xây dựng chính tại Pù Luông Retreat là gỗ, tre truyền thống
Không gian xanh mát của núi rừng, tạo cho du khách cảm giác thư thái, tịnh tâm
Pù Luông Retreat có một bể bơi nước tràn theo phong cách hồ vô cực. Khác với những bể bơi thông thường đa phần sử dụng hóa chất để tẩy lọc nước, thì nguồn nước tại bể bơi này là nguồn nước tự nhiên hoàn toàn được bơm từ dòng suối nước ngọt trên núi cao chảy xuống, và sau đó chảy tràn luôn qua hệ thống lọc theo kiểu dòng khép kín, được nhân viên tẩy rửa mỗi ngày. Những bể bơi phong cách vô cực thường không gây kích ứng da, dị ứng hoá chất hoặc cháy nắng!
Pù Luông Retreat có một bể bơi nước tràn theo phong cách hồ vô cực sử dụng nguồn nước tự nhiên hoàn toàn
Bể bơi nằm ở khu đất cao có tầm nhìn 180 độ ra thẳng những thửa ruộng bậc thang đang trải dày thẳng tít, bao bọc bởi những dãy núi trập trùng mây giăng. Thả mình trong làn nước trong vắt, mát lạnh, tựa vào thành hồ ngắm nhìn khung cảnh an bình chốn núi đồi Thanh Hóa, tận hưởng nếp sống an bình ở vùng quê, thì quả thật là một điều nhàn nhã mà ai nấy cũng hằng ao ước.
Bể bơi nằm ở khu đất cao có tầm nhìn 180 độ ra thẳng những thửa ruộng bậc thang đang trải dày thẳng tít, bao bọc bởi những dãy núi trập trùng mây giăng
Bên cạnh đó, ngoài bể bơi vô cực được nhiều du khách yêu thích thì tại đây còn có một hồ cá nhỏ nằm ẩn mình giữa vườn cọ, các cặp đôi thường đến dạo mát, ngắm cá, tâm tình.
Ngôi chồi thơ mộng của Pù Luông Retreat ngoài là chỗ hẹn hò của các cặp đôi, nó còn là nơi du khách sử dụng dịch vụ massage thư giãn của khu nghỉ dưỡng
Nếu đã đến lúc dùng bữa, hãy ghé vào nhà hàng Cozy, bàn ghế được làm hoàn toàn từ vật liệu gỗ, tre truyền thống. Đầu bếp đa tài, nấu món Á, Âu đều ngon và đặc biệt là phục vụ các suất ăn truyền thống của người Thái ở Pù Luông Retreat như cơm lam, lợn bản quay, canh rau rừng,...
Nhà hàng Cozy với những món ăn đặc sắc, đa dạng vùng miền
Tuy nhiên, do Pù Luông Retreat có vị trí biệt lập nằm cách xa trung tâm, nhà bếp lại phục vụ rất kỹ lưỡng vì thế yêu cầu du khách đặt bữa trước một ngày để nhân viên có thời gian chuẩn bị.
Nhà hàng Cozy với bàn ghế được làm hoàn toàn từ vật liệu gỗ, tre truyền thống
Ngoài ra, khi nghỉ dưỡng tại Pù Luông Retreat du khách còn có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị khác như: chèo thuyền kayaking trên suối, đi bè tre ngắm sông Chằm, đi bộ băng rừng hoặc đạp xe qua các bản làng truyền thống, những thửa ruộng bậc thang, khu guồng nước khổng lồ, du hành qua thác nước tự nhiên, hang động,…sẽ là một trải nghiệm đặc sắc không thể nào quên.
Đi bè tre ngắm suối Chằm là một trong những hoạt động ưa thích của du khách khi đến Pù Luông
Pù Luông - vẻ đẹp nên thơ của vùng quê xứ Thanh
Nằm giữa một khu bảo tồn thiên nhiên xinh đẹp, đến với Pù Luông Retreat du khách sẽ có cơ hội nhận ra sống giữa nơi núi rừng hoang sơ, vắng lặng, thiếu những thiết bị hiện đại cùng những âm thanh náo nhiệt tưng bừng là một phương pháp thanh lọc cơ thể, tâm hồn hiệu quả, còn là một trải nghiệm đầy thú vị, giúp du khách tiếp thêm năng lượng, tràn trề sức sống để tiếp tục phấn đấu cho những chặng đường dài.
Pù Luông Eco Garden
Pù Luông Eco Garden nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Luông, nơi đây được ví như SaPa thứ hai với núi non hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang trải dài cùng khói sương bảng lảng.
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 190km và 4 tiếng đi xe ô tô, bạn sẽ đến với khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Luông, Thanh Hóa. Với bầu khí hậu trong lành,mát mẻ của rừng nhiệt đới kín thường xanh cũng cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, Pù Luông chính là sự lựa chọn số 1 cho những ai ưa du lịch khám phá.
ù Luông Eco Garden là một khu nghỉ dưỡng nằm tại bản Kho Mường, Bá Thước, Thanh Hóa. Nơi đây được công ty du lịch Eco Travel Go Green Việt Nam khởi công xây dựng vào năm 2017 và chính thức đi vào hoạt động tháng 8 năm 2018. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những lý do mà bản thân mình đánh giá Pù Luông Eco Garden là nơi đáng ghé thăm nhất tại Pù Luông
Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Eco Garden.
Phòng nghỉ hiện đại tại Pù Luông Eco Garden
Theo mình được biết, Pù Luông Eco Garden là một khu nghỉ dưỡng được xây theo tiêu chuẩn 4 sao. Nơi đây được phân thành các khu chức năng riêng biệt như khu đón khách, chòi nghỉ, nhà hàng, nhà bếp, khu nhà nghỉ tập thể, khu nhà sàn lớn, khu nhà nghỉ sinh thái, khu nhà nghỉ cao cấp, phòng spa, phòng trị liệu….
Chòi nghỉ của khách du lịch
Đến với Pù Luông Eco Garden, các bạn sẽ được hòa mình vào với thiên nhiên, tận hưởng bầu khí hậu trong lành, mát mẻ, mang nét đặc trưng của núi rừng miền Tây Bắc. Đặc biệt mình vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm bể bơi vô cực với nguồn nước 100 % tự nhiên, trong xanh và mát lành.
Từ bể bơi này còn có thể nhìn bao quát ra xung quanh là cảnh núi rừng hùng vĩ, ruộng bậc thang chập chùng, hay phía xa là những cung đường nằm uốn lượn theo những con núi. Mình có hỏi thì nhân viên ở đây nói rằng cung đường đó sẽ dẫn đến thôn Cao Sơn- nơi được gọi là SaPa giữa lòng Thanh Hóa.
Theo cảm nhận của mình, thì từng chi tiết nhỏ ở nơi đây đều được trang trí khá tinh tế và được chăm chút kỹ lưỡng. So với một số homestay khác trên địa bàn Bá Thước, Pù Luông Eco Garden vẫn mang phong cách hòa mình vào thiên nhiên nhưng lại mang những điểm tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt.
Đó là một không gian xanh với xung quanh là vườn hoa, đồi cọ và bể bơi sẽ tạo cho bạn cảm giác như đang sống hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ và yên tĩnh với sinh thái rất trong lành. Phòng nghỉ thiết kế đẹp, sạch sẽ, độc đáo và tiện nghi với view hướng núi và ruộng bậc thang.
Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Eco Garden với bể bơi vô cực rộng rãi
Không chỉ sở hữu không gian hoàn hảo, lối kiến trúc tinh tế gần gũi với thiên nhiên mà Pù Luông Eco Garden còn có đội ngũ nhân viên khá ổn. Mình được biết nhân viên ở đây đều là người dân tại địa phương đã được đi học hỏi kinh nghiệm. Do đó vừa có sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ vừa tạo cảm giác gần gũi, chân chất và nồng hậu của người miền núi.
Phòng nghỉ luôn được dọn dẹp sạch sẽ
Trải nghiệm tại Pù Luông Eco Garden
Đến Pù Luông Eco Garden, mình đã được trải nghiệm một số trò chơi rất thú vị. Bây giờ mình sẽ chia sẻ để cho mọi người được biết.
Trekking qua các bản làng và thăm ruộng bậc thang:
Đây là trải nghiệm mà bản thân mình thấy thú vị và hay nhất tại đây. Cái cảm giác đi giữa bạt ngàn cánh ruộng bậc thang quả thật là rất đã. Khung cảnh rừng núi ở đây quá đỗi nên thơ như cuốn hút đôi chân mình chỉ muốn bước đi và khám phá nhiều hơn nữa. Đặc biệt khi đi qua các bản làng truyền thống, người dân nơi đây luôn đón tiếp bằng nụ cười thân thiện và hồn hậu.
Ruộng bậc thang mùa lúa chín
Tắm nước suối:
Đây cũng là một hoạt động mà mình nghĩ các bạn nên thử khi đến Pù Luông vào mùa hè. Khi mà cái nóng oi bức của các thành phố lớn khiến bạn khó chịu và mệt mỏi thì hãy đến với Pù Luông để được đắm mình trong dòng nước mát lạnh của thác Hiêu. Tuy nhiên thì bạn cũng nên cẩn thận vì những mỏm đá nhọn trên thác và những mảng rêu gây trơn trượt nhé.
Chèo bè tre trên sông Chăm
Mình thấy đây cũng là một trong những trò thú vị khi bạn đến Pù Luông. Trò chơi này thể hiện sự khéo léo trong việc giữ thăng bằng để chèo bè tre. Với 50k/ 1 người là bạn có thể thoải mái chèo bè rồi.
Thăm đồi cọ Pù Luông:
Khi đến vùng đất này, bạn đừng bỏ qua những đồi cọ xanh mướt nhé. Ngắm những đồi cọ nằm ẩn mình quanh những ngôi nhà sàn mình có một cảm giác rất yên bình.
Tin cùng chuyên mục: