Click Để Xem Nhanh [hide]
Lề hội Lồng Tông – Khác với người dân miền xuôi, người miền núi lại có phong tục đón tết rất đặc trưng mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Với người Tày cũng vậy.
Họ cũng có nét văn hóa đón năm mới rất riêng của mình. Những ngày này, trai gái trong bản khẩn trương trang trí lại nhà cửa, quét dọn sạch sẽ và trang trí lại đồ đạc trong nhà để cho gian nhà thêm mới mẻ và ấm cũng hơn. Ngày tết cũng là cơ hội để cho cả người già, trẻ em, thanh niên nam nữ kéo nhau đi xem các lễ hội vui xuân như tung còn, múa xòe và trao cho nhau những điệu hát Sli, hát lượn thật hay, thật tình tứ.
![Lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày](data/article/le-hoi-long-tong-cua-dan-toc-tay-323.jpg)
Ý nghĩa lễ hội Lồng tông
Lề hội Lồng Tông có nghĩa là xuống đồng. Cũng như nhiều lễ hội của các dân tộc khác , Lồng Tông lễ hội truyền thống của dân tộc Tày ở khu vực miền núi phía Bắc có hai phần, Phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tết trời đất và thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. Phần hội có các trò chơi của dân làng. Đồng bào thường chọn những bãi cỏ bằng phẳng , rộng có vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi lại vui chơi của dân bản và các bản lân cận.
Nghi lễ
Lễ hội Lồng Tông, theo nghi thức truyền thống người ta dựng một kệ tồng 3 tầng làm bằng tre ở giữa khu ruộng lớn. Đây là nơi đặt các mâm có chứa đồ lễ để cúng thánh thần, thần nông, thổ địa cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà yên lành, người người khỏe mạnh. Ngày tổ chức lễ hội Lông Tông khi trờ hửng sáng, mặt trời bắt đầu lên cũng là lúc đoàn rước mâm tồng ra nơi làm lễ. Đi đầu là 7 thanh niên trai tráng, mỗi người cầm trên tay 1 cành là cây, vừa đi vừa vung vẩy. Theo quan niệm của đồng bào Tày là để xua đuổi tà khí, rủi ro. Đi sau là đoàn múa lân.
Tiếp đến là thày cả tức là người cúng chính của buổi lễ và những người giúp việc. Theo sau là 9 mâm tồng được các thiếu nữ đội trên đầu. Lễ vật gồm có gà luộc, các loại bánh, các loại hạt giống như lúa, ngô, lạc, đỗ tương, hoa quả và rượu trắng. Các mâm lễ được đặt thứ tự lên kệ tồng. Tầng trên cùng được gọi là thượng án là nơi mâm tồng chính lễ. Tầng thứ 2 là trung án. Tầng thứ 3 là hạ án. Mỗi tầng đặt 4 mâm. Sau khi thầy cả làm lễ đặt mâm tồng là đến lễ tạ ơn và lễ cầu sự ấm no, cầu mưa và lễ cày ruộng. Sau đó là phần cấy lúa gieo hạt. Bước sang phần hội, hoạt động đầu tiên đặc trưng nhất, đông vui nhất là hội tung còn. Đây là trò chơi nhưng cũng là một nghi thức không bao giờ thiếu trong lễ hội Lồng Tông. Trên cây còn treo 3 vòng nhật nguyệt, tượng trưng cho thiên, địa, nhân tức là trời, đất và con người. theo quan niệm của đồng bào, còn phải được ném thủng, nếu thủng trước giờ chính ngọ thì năm đó mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ Hội Lồng tong là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thể hiện niềm khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm đương cầu cho cuộc sống khỏe mạnh no đủ, sinh sôi. Những trò chơi trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên gắn với những tập tục văn hóa lâu đời của cư dân lúa nước. Lễ hội Lồng Tông là một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày. Góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục: