Đang tải... Vui lòng chờ...

Tam Cốc - Bích Động: Bức tranh sơn thủy hữu tình

Tam Cốc - Bích Động  được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động". Được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

Tam Cốc - Bích Động thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, cách thành phố Ninh Bình 25km , là một quần thể kiến trúc hài hòa, bởi cảnh núi non trùng điệp, hiểm trở, bởi hệ thống hang động đẹp kỳ thú, con sông uốn lượn  khoe dòng nước trong xanh rất chữ tình và thơ mộng. Đây là danh lam thắng cảnh lâu đời nhất ở Ninh Bình, đến đây du khách sẽ cảm nhận được cảnh “Sơn Thủy hữu tình” của miền non nước.

Tam Cốc

Tam Cốc có nghĩa là "ba hang" còn có tên Xuyên Thuỷ động gồm: hang Cả, hang Hai và hang Ba, cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Muốn thăm Tam Cốc, phải đi thuyền từ bến trung tâm, theo dòng sống Ngô Đồng uốn lượn qua các vác núi, hai bên dòng sông là những ruộng lúa chín vàng. Tại đây quá khách có thể ngắm cảnh những núi đá vôi kỳ vĩ khoác trên mình chiếc áo với màu xám của đá lâu đời và màu xanh tươi đầy nhựa sống của cây cối, nghe tiếng giọng hát trong vắt của những chú chim, hay ngắm nhìn những sinh vật khác trên núi. Chân núi đá bị siết bởi dòng nước chảy sau hàng trăm năm nào nên hình thù độc đáo.

                                                    

                                          Cánh đồng lúa chín vàng dọc bờ sông

                                              

                                    Núi đá vôi với hình thù độc đáo

Đi dọc dòng sông du khách sẽ lần lượt đến với  3 hang:

Hang Cả dài 127m, xuyên qua một quả núi lớn vắt ngang qua dòng sông Ngô Đồng. Cửa hang rộng khoảng 20m, trong hang không khí mát lạnh và có nhiều nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng.

                                                   

                                        Hang Cả

Đi ra khỏi hang, du khách có thể bắt gặp trên lưng chừng núi đâu đó một đàn dê đang nhặt từng chiếc lá trên cây, trên vách núi cheo leo những giò phong lan với những chùm hoa đủ màu đang khoe sắc cùng với đất trời, hay những cây thiên tuế đã từng sống hàng ngàn năm trên núi cao. Hang Cả tuy rất đẹp nhưng khuất, vì thế  Vua Trần Thái Tông đã dựng một am nhỏ trên vạt đất cao gần hang Cả làm nơi tu hành. Nơi đây còn một di tích nữa là Vườn Am, đây là khu đất rộng, cao trên 1m so với mặt ruộng.

                                                    

                                Khung cảnh nhìn ra từ Hang Cả

Từ Hang Cả đi thêm 1km ta sẽ đến được Hang Hai. Hang dài 60m, trên trần hàng có những nhũ đá hình thù rất độc đáo rủ lô nhô từ trần hang xuống óng ánh như những viên ngọc.

                                                       

                               Nhũ đá trong Hang Hai

Gần cạnh Hang Hai là Hang Ba, dài 50m, trần hang có hình như vòm đá lớn. Hang này thấp hơn so với hai hang còn lại, nên không khí trong hang khá mát mẻ. Khi thuyền ra khỏi hang du khách sẽ cảm thấy như mình đang đứng trong bức trang phong cảnh núi non trùng điệp quanh dòng sông nước xanh biếc rất thơ mộng.

                                                

                             Trần Hang Ba như những vòm đá lớn

Bích Động

Sau khi kết thúc hành trình khám phá Tam Cốc, địa điểm lý tưởng tiếp theo du khách không thể bỏ qua khi du lịch Ninh Bình là Bích Động, nằm cách Tam Cốc 1km. Bích Động là một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là “ Nam Thiên đệ nhị động” có nghĩa là động đẹp nhì trời Nam ( sau động Hương Tích ) ở đây du khách sẽ tận mắt chứng kiến vẻ đẹp nguy nga tráng lệ của động như cái tên “ Đệ Nhị Động” mà chúa trịnh Sâm Phong tặng sau chuyến du hành đến nơi đây. Phía trước động là sông Hoàng Long uốn lượn quanh sườn núi, nhìn thẳng ra xa bên kia là cánh đồng.

                                                  

                                             Bích Động

Một địa điểm nữa không thể không nhắc đến là chùa Bích Động – ngôi chùa với kiến trúc cổ xưa, mang đậm phong cách Á Đông. Toàn cảnh chùa được xây dựng theo bố cục kiểu “ Tam tòa” dưới chân núi là chùa Hà được xây dựng theo kiểu chữ  “ Đinh ”. Mái chùa được xây thành hai tầng mái uốn cong, gồm có 8 mái. Các cột đá ở chùa được xây dựng rất kỳ công với những trụ đá liền hình khối cao trên 4m và không có chấp nối.

                                                    

                                   Đường vào chùa Bích Động

                                                    

                                     Nét cổ kính của chùa Hạ

Đi khoảng 120 bậc đá xanh nữa là Chùa Trung, ngôi chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo: một nửa lộ thiên, một nửa nép mình trong hang động. Ở vị trí cao nhất cách Chùa Trung 40 bậc đá là Chùa Thượng. Đây là nơi thờ Phật Bà Quan Âm, bên phải chùa là ngôi miếu thờ Thần Thổ Địa và ngôi miếu thờ Đức Sơn Trần ở bên trái.

                                                      

                                    Chùa Trung với kiến trúc độc đáo

                                                       

                               Nơi thờ Phật Bà Quan Âm

Đứng trong khuôn viên của chùa Thượng nhìn ra du khách có thể ngắm cánh đồng Ngũ Môn và toàn bộ phong cảnh của chùa Bích Động với vẻ đẹp có phần cổ kính trong nghệ thuật kiến trúc nhưng cũng có phần hoang sơm thơ mộng bởi cảnh non núi hữu tình. Đặc biệt nơi đây còn mang ý nghĩa là một di tích lịch sử của tỉnh Ninh Bình.

                                                       

                                       Chùa Thượng

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ đặc biệt tinh tế này, ngày 10/5/2012 Thủ tướng chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh thắng Tam Cốc – Bích Động là di tích quốc gia đặc biệt  và đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

                                                                                                                                                                                                                             nguồn: Sưu tầm

                                                                                                                                                                                                                                  Vũ Dung

 

 

 

 

 


 

 

In văn bản