Indonesia có hơn 80.000 km bờ biển (dài hơn 24,5 lần bờ biển VN) nên biển đảo là nguồn tài nguyên phong phú của xứ sở này. Là nước xếp thứ 2 thế giới về sự đa dạng sinh học (sau Brazil), và các loài đặc hữu (sau Úc), với 26% các loài chim và 39% các loài có vú, Indonesia còn có nhiều loại thú quý hiếm như tê giác, đười ươi, hổ trắng, báo gấm, voi… đang sống trong điều kiện tự nhiên. 4/7 di sản thế giới của Indonesia là các Vườn quốc gia, trong đó có vườn quốc gia Komodo bảo tồn loài thằn lằn khổng lồ và các loại bò sát, 8 vườn quốc gia khác đang được đề nghị UNESCO công nhận. Dưới đây là 6 di sản ở Indonesia đã được thế giới công nhận:
Di sản rừng mưa nhiệt đới của Sumatra bao gồm 3 công viên quốc gia lớn: Vườn quốc gia Gunung Leuser, Vườn quốc gia Kerinci Seblat và Vườn quốc gia Bukit Barisan Selata.
1. Vườn quốc gia Gunung Leuser là một trong ba công viên quốc gia lớn nhất ở Sumatra Indonesia. Nó có tổng diện tích 7.927 km ² ở phía bắc Sumatra, Indonesia, straddling biên giới phía Bắc Sumatra và tỉnh Aceh, là một trong hai môi trường sống còn cho đười ươi Sumatra (Pongo abelii) Năm 1971, Herman Rijksen thành lập trạm nghiên cứu Ketambe, một khu vực nghiên cứu đặc biệt dành riêng cho vượn này. Ngoài ra còn động vật có vú khác tìm thấy trong công viên là voi Sumatra, hổ Sumatra, tê giác Sumatra, nai Sumatra...
2. Vườn quốc gia Kerinci Seblat là công viên quốc gia lớn nhất ở Sumatra Indonesia. Nó có tổng diện tích 13.791 km2, và kéo dài bốn tỉnh: Tây Sumatra, Jambi, Bengkulu và Nam Sumatra.Khu vực công viên bao gồm một phần lớn của dãy núi Barisan, trong đó có đỉnh cao nhất ở Sumatra, ngọn núi Kerinci (cao 3.805 m). Công viên bao gồm các suối nước nóng, sông với thác ghềnh, hang động, thác nước phong cảnh đẹp và hồ Caldera cao nhất ở Đông Nam Á - Lake Gunung Tujuh.
Công viên này là nơi có sự đa dạng của hệ thực vật và động vật. Hơn 4.000 loài thực vật phát triển trong khu vực công viên, bao gồm loài hoa lớn nhất thế giới, Rafflesia Arnoldi, và nhà máy với các cụm hoa lớn nhất tạo cành, các hoa arum titan. Quần thể động vật bao gồm hổ Sumatra, tê giác Sumatra, Sumatra voi, Bornean Báo gấm, Lợn vòi, Sun Bear Mã Lai và hơn 370 loài chim.
3. Vườn quốc gia Bukit Barisan Selatan là công viên quốc gia thứ 3 ở Sumatra, Indonesia. Vườn quốc gia này có tổng diện tích là 3.568 km ², và kéo dài ba tỉnh: Lampung, Bengkulu và Nam Sumatra. Cùng với Gunung Leuser Kerinci Seblat và công viên quốc gia này tạo thành một di sản thế giới của vùng Sumatra ở Indonesia.
Năm 2004, các rừng mưa nhiệt đới của Sumatra, được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản thế giới.
Di sản quần thể đền đài Phật giáo Borobudur
Borobudur đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
Nằm ở miền trung đảo Java, Indonesia, ngôi đền Borobudur là một trong những ngôi đền tháp Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Theo các nhà sử học, công trình kiến trúc đền Borobudur được khởi công xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 774 đến năm 864 sau công nguyên, trong triều đại vua Syailendra. Sau khi vương triều Syailendra sụp đổ, ngôi đền đã bị lãng quên trong 10 thế kỷ.Năm 1814, các nhà khoa học châu Âu đã phát hiện ra ngôi đền Borobudur. Và từ đó, thế giới được biết đến sự hiện hữu của kỳ tích này. Tên Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là “đền thờ Phật trên ngọn núi”. Trong khoảng một thế kỷ rưỡi, Borobudur là trung tâm tinh thần của Phật giáo ở Java.Toàn bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau. Ở ba tầng trên cùng còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java”. Lúc hoàn thành Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504, một số bị lấy mất phần đầu.
Di sản quần thể đền đài Prambanan
Prambanan được coi là ngôi đền hoàng gia của vương quốc Medang. Nơi đây đã diễn ra nhiều nghi lễ tín ngưỡng và hiến tế. Các nhà học giả, khảo cổ qua quá trình nghiên cứu cho rằng vào thời kỳ hoàng kim của vương quốc có hàng nghìn tu sĩ Bà la môn và đệ tử của họ sống tại quần thể đền này. Trung tâm thành phố và triều đình của Medang nằm tại đồng bằng Prambanan. Đến năm 930, trung tâm chính trị của Medang được Vua Mpu Sindok dời tới Đông Java, cho đến nay các nhà sử học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc dời đô nhưng theo phỏng đoán có nhiều khả năng là do núi lửa Merapi ở phía bắc Prambanan phung trào, một số giả thuyết thì cho là do chiến tranh…kể từ đó ngôi đền Prambanan bị bỏ hoang và hư hỏng theo thời gian.
Toàn bộ quần thể đền đài Prambanan gồm nhiều đền tháp lớn, nhỏ với tháp chính giữa cao tới 47m. Đến thế kỷ 16, một trận động đất lớn xảy ra tại Indonesia đã khiến cho tháp chính và nhiều đền tháp nhỏ trong quần thể sụp đổ. Bởi không có kinh phí và không còn được quan tam như thời hoàng kim nên chính quyền địa phương thơì kỳ đó đã bỏ mặc khu phế tích này.
Vào năm 1811, dưới thời kỳ đô hộ của vương quốc Anh, nhà thám hiểm Collin Mackenzie đã tình cờ tới Prambanan và phát hiện ra quần thể đổ nát này. Ngay lập tức chính quyền vương quốc anh đã cho khám phá toàn bộ khu phế tích. Tuy nhiên sau đó, khu vực này không được trùng tu mà còn bị thực dân Hà Lan và Anh lấy trộm các bức phù điêu của đền về trang trí tại vườn nhà riêng của mình.
Đến năm 1880, nhiều nhà khảo cổ tâm huyết đã tìm đến khám phá, nghiên cứu khu vực phế tích song những việc làm đó chỉ càng khiến cho quần thể đền tháp được biết đến nhiều hơn và các hiện vật bị trộm nhiều hơn. Cho đến tận năm 1918, việc trung tu, tôn tạo mới thực sự được bắt đầu và đến năm 1930 thì công việc này mới bắt đầu quy chuẩn với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Nhưng vì quá nhiều tác phẩm bằng đá, các bức phù điêu đã bị lấy mất nên việc phục chế không thể hoàn tất. Cho đến hiện nay, nhiều đến tháp nhỏ vẫn chưa được phục dựng lại, chỉ thấy nền móng xưa còn sót lại vẫn hiện rõ trên mặt đất.
Trận động đất năm 2006 lại làm cho khu đền hư hỏng nghiêm trọng và hiện phải đóng cửa để phục dựng tránh gây nguy hiểm cho khách thăm quan.
Năm 1991, UNESCO đưa Quần thể đền đài Prambanan vào danh sách di sản văn hóa thế giới cần được gìn giữ và bảo vệ.
Di sản vườn quốc gia Lorentz
Vườn quốc gia Lorentz là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất thế giới, nằm tại địa bàn tỉnh Papua, Indonesia. Với diện tích 25.056 km² (9.674 mi²), đây là vườn quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.
Năm 1999, vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là di sản tự nhiên thế giới.
Di sản vườn quốc gia Komodo
Vườn quốc gia Komodo tọa lạc tại khu vực thuộc quần đảo Nusa Tenggara, trên khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat. Vườn quốc gia này bao gồm 3 hòn đảo lớn là Komodo, Rinca và Pudar, cũng như một số đảo nhỏ khác. Tổng diện tích vườn này là 1.817 km². Ban đầu Vườn quốc gia Komodo được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ loài thằn lằn khổng lồ là rồng Komodo. Sau đó Vườn quốc gia Komodo mở rộng mục đích là bảo tồn hệ động thực vật nói chung, kể cả các loài sinh vật vùng biển. Các đảo của vườn quốc gia này có nguồn gốc núi lửa. Trong khu vực vườn quốc gia này có 4.000 dân sinh sống. Vườn quốc gia Komodo của Indonesia không chỉ nổi tiếng bởi loài bò sát khổng lồ mà còn bởi nơi đây có dải bờ biển đẹp như tranh vẽ. Bãi biển với cát mịn trắng phau, nước biển trong vắt, chưa kể đến bờ biển dài quanh khu vực vườn quốc gia có nhiều đá, các rạn san hô. Hệ thực vật và các sinh vật biển ở đây phát triển tốt nhất so với các bờ biển trong khu vực. Rừng chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ trong quần thể vườn quốc gia Komodo song nơi đây cũng nuôi dưỡng một hệ thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.
Năm 1991, vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là di sản thế giới
Di sản vườn quốc gia Ujung Kulon
Vườn quốc gia Ujung Kulon là một vườn quốc gia tọa lạc tại mũi cực Tây của đảo Java, Indonesia. Vườn này bao gồm các nhóm đảo núi lửa Krakatoa và các đảo bao gồm Handeuleum và Peucang. Vườn có diện tích 1.206 km² (443 km² biển), phần lớn vườn nằm ở bán đảo vươn ra Ấn Độ Dương.
Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Indonesia và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1992 vì có rừng mưa nhiệt đới đồng bằng còn lại lớn nhất ở Java. Đây là nơi sinh sống của khoảng 50 đến 60 con Tê giác Java cuối cùng. Trước đây, phần chính của Ujung Kulon là đất canh tác. Sau khi Ujung Kulon bị núi lửa Krakatoa phá hủy vào năm 1883, dân cư thưa đi và nó lại trở thành rừng.
Hoài Thanh
(Nguồn: sưu tầm)