Đang tải... Vui lòng chờ...
EN VI

Vườn quốc gia Lorenzt - di sản tự nhiên thế giới của Indonesia

 Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã công nhận Vườn quốc gia Lorentz của Indonesia là Di sản tự nhiên thế giới năm 1999.

Vườn quốc gia Lorentz là một trong những vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất thế giới, nằm tại tỉnh Papua, Indonesia. Vườn có tổng diện tích lên đến 25.056 km2 là vườn quốc gia lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Cùng với Vườn quốc gia Komodo, Công viên quốc gia Ujung Kulon và rừng nhiệt đới Sumatra, Vườn quốc gia Lorentz được Unsesco công nhận là Di sản tự nhiên thế giới 1999.

Đây được cho là khu vực bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới của môi trường tự nhiên, kết hợp cả môi trường biển nhiệt đới, vùng đất ngập mặn và vùng đồng bằng. Nằm ở vị trí giao nhau của các dòng hải lưu, đồng thời là khu vực có địa chất phức tạp nên khu vực này có sự đa dạng sinh học rất đặc biệt.

sơ đồ vườn quốc gia Lorenzt

Sơ đồ vườn quốc gia Lorenzt

Toàn cảnh vườn quốc gia Lorenzt

Vườn quốc gia là khu vực bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới kết hợp cả môi trường biển nhiệt đới, vùng đất ngập mặn và vùng đồng bằng.

Vườn quốc gia Lorentz trải dài đến 150 km từ phía bắc dãy núi Irian Jaya Cordillera đến phía nam biển Arafura. Vườn được chia thành hai khu vực chính là vùng đất thấp và vùng núi cao. Những dãy núi cao là nơi chứa đựng thảm thực vật và cơ sở địa chất vô cùng phong phú. Trên những dãy núi cao này vào buổi sáng sớm mây vờn bao phủ quanh núi khiến cảnh quan đẹp như tranh vẽ.

Cảnh núi non trùng điệp và mây bao phủ xung quanh núi tại vườn quốc gia Lorentz

Cảnh núi non trùng điệp và mây bao phủ xung quanh núi tại vườn quốc gia Lorentz

Cảnh núi non trùng điệp và mây bao phủ xung quanh núi tại vườn quốc gia Lorentz

Dựa trên những tính chất địa lý và nghiên cứu của các nhà khoa học đã chia khu vực vườn quốc gia Lorentz thành nhiều 2 khu vực chính gồm có vùng đất thấp và vùng núi. Trong đó vùng đất thấp gồm bãi biển và khu vực rừng, đầm lầy ngập mặn. Vùng núi lại được chia thành vùng núi thấp, núi trung và núi cao.
Khu vực rừng của Vườn quốc gia Lorentz là nơi cư ngụ của hàng trăm loài chim và các động vật có vú khác, trong đó không ít loài thuộc dạng quý hiếm cần được bảo vệ. Loài chim mỏ ngắn Tachyglossus và chim mỏ dài Zaglossus thường sinh sống tại Châu Úc cũng được thấy hiện diện tại đây. Vùng đầm lầy và rừng ngập mặn là nơi cư ngụ của nhiều loại lưỡng cư, và các loài thực vật phong phú. Vùng núi thấp là khu vực dưới 3.200m tính từ mặt nước biển, núi trung là 4.170m còn núi cao là 4.585m. Trên khu vực núi tồn tại chủ yếu những loài cây có thể sinh sống trên cao, ngoài ra các nhà khoa học cũng thấy có sự xuất hiện của vài loài khỉ và một số giống chim núi sống tại đây.

Một số loài động vật sinh sống trong khu vực của vườn quốc giá Lorentz

Một số loài động vật sinh sống trong khu vực của vườn quốc giá Lorentz

Một số loài động vật sinh sống trong khu vực của vườn quốc giá Lorentz

Một số loài động vật sinh sống trong khu vực của vườn quốc giá Lorentz

Cách đây hơn 2000 năm, cư dân bản địa sống tại khu vực này gồm 8 hoặc 9 nhóm dân tộc khác nhau. Họ đã cùng với nhau tạo nên một nền văn hóa vô cùng đặt biệt và rất phát triển. Cho đên nay một số bộ tộc vẫn còn tồn tại và là một trong số những bộ tộc cô lập nhất trên thế giới.

Nguồn: disanthegioi.info

Minh Thu

In văn bản

Dự án sắp tới
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - giá trị trường tồn
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - giá trị trường tồn

Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã được đồng bào trong tỉnh cũng như cả nước và nhiều khách quốc tế biết đến không chỉ đơn thuần là một điểm du lịch, bởi vẻ đẹp của kiến trúc và phong cảnh hữu tình hiếm thấy mà còn bởi bản sắc đặc biệt của văn hóa Phật giáo Việt Nam nơi đây…

Ngũ Hành Sơn - Thiên đường du lịch
Ngũ Hành Sơn - Thiên đường du lịch

Ngũ Hành Sơn là năm ngọn núi vươn ra như năm ngón tay có tên theo ngũ hành: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Những ngọn núi ấy thành tên từ thế kỷ 19 do vua Minh Mạng đặt.

Mộc bản triều Nguyễn - khối tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam
Mộc bản triều Nguyễn - khối tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam

34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Ngoài giá trị về mặt sử liệu còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác, ...