Năm 1992, Khu quần thể Angkor Wat được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor và chính là viên ngọc quý nhất của đất nước Chùa Tháp.
Đền Angkor được đức vua Khmer Suryavarman II xây dựng trong thế kỷ thứ 12 là để tưởng nhớ thần duy trí Vishnu, một vị thần Hindu, chứ không phải dành cho vị vua hiện tại. Sau này Angkor Wat được sử dụng làm nơi thờ Phật sau khi chế độ quân chủ của Campuchia chuyển sang theo đạo Phật trong một vài thế kỷ sau đó. Ngày nay, đền thờ vẫn còn được các Phật tử sử dụng.
Angkor Wat có chu vi gần 6km và diện tích khoảng 200ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng Tây, hướng mặt trời lặn một hướng được xem như là hướng của sự chết chóc trong văn hóa đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Điều mà các nhà khảo cổ và học giả không đồng ý là tại sao những nhà xây dựng thời xưa lại chọn hướng đi ngược lại với những “tiêu chuẩn” thời đó. Đền Angkor Wat có 398 gian phồng, nối liền nhau bởi 1.500m hành lang. Bên trên, 5 toà tháp liên hoàn nhau bằng 3 tầng kiến trúc, trong đó toà tháp cao nhất lên tới 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần l0m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền. Khu đền chính gồm 398 gian được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Toàn khu đền tồn tại nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan can, mái..., tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Đền Angkor thực sự là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ, những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
Angkor Wat được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1992. Nơi mà trong cả thập kỷ không được ngành du lịch kiểm soát, cũng là nơi bị nạn cướp cổ vật xảy ra. Nhiều pho tượng cổ đã bị chặt đầu, và những cái đầu đó đã bị đem bán cho những tư nhân và trở thanh bộ sưu tập của họ.
Một sự nỗ lực với các hợp tác quốc tế đã khôi phục lại những nơi đó, cũng như ngăn chặn việc bị phá hủy do cấu trúc công trình không ổn định. Cho tới nay, khu di tích này đã và đang được 16 quốc gia, 28 tổ chức quốc tế đầu tư tôn tạo.Trong vòng 10 năm qua, có 250 triệu USD được sử dụng để sửa chữa và bảo tồn các ngôi đền cổ trong quần thể Angkor. Ngoài các dự án bản tồn, sửa chữa các ngôi đền cổ, Ủy ban Apsara Campuchia cũng phối hợp triển khai dự án xây dựng vành đai xanh quanh khu đền cổ và dự án phát triển cộng đồng cho dân cư nằm trong khu vực Angkor. Mặc dù Angkor phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng sức sống của di sản với mô hình quản lý mới, vẫn thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.
Hoài Thanh