Click Để Xem Nhanh [hide]
Người Việt với đa dạng văn hóa tín ngưỡng, có rất nhiều các tục lệ được lưu truyền từ xưa đến nay. Trong khuôn khổ bài viết xin được liệt kê một số tục lệ chính trong văn hóa dân gian của người Việt.
Các lễ trong đám cưới
Khi đến tuổi lấy vợ, lấy chồng là một mốc quan trọng đối với đời sống của một con người. Trước đây, để tiến tới hôn nhân phải qua nhiều nghi lễ: lễ giạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ sêu, lễ cưới, lễ lại mặt, vv. Và việc hôn nhân là do cha mẹ hai bên sắp đặt. Có trường hợp đến ngày cưới cô dâu chú rể mới biết mặt nhau.
Lễ giạm ngõ
Khi nhà trai chọn được cô gái vừa ý cho con trai mình, họ có một lễ nhỏ, thường là một cơi trầu mang sang nhà gái bàn chuyện se duyên cho đôi trẻ. Khi được nhà gái đồng ý sẽ chọn ngày ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi
Theo ngày giờ đã chọn, nhà trai đem lễ sang nhà gái. Trong lễ ăn hỏi gồm có vài trăm quả cau (thường từ 1-2 buồng cau). Một cơi trầu, một khúc vỏ, mứt sen, bánh cốm, rượu, thuốc lá và thường cổ thêm tiền dẫn cưới. Những thứ này được đựng trong những tráp lớn phủ vải đỏ. Sau lễ ăn hỏi, đôi trai gái được gia đinh và dư luận coi chính thức hứa hôn với nhau.
Lễ cưới
Lễ cưới thường làm sau lễ ăn hỏi một vài tháng, nhưng cũng cổ khi sau một tuần. Muốn làm lễ cưới hai bên gia đình phải không có tang lớn. Trong trường hợp có tang mà muốn cưới thì cho cưới chạy tang (nghĩa là cô dâu về nhà chồng chịu tang rồi ở lại luôn, không làm lễ cưới nữa).
Đám cưới được tiến hành theo ngày giờ đã chọn. Bên nhà trai đến nhà gái đón dâu. Một ông già cầm bó hương đi trước (ông già hiền lành thì vợ chồng song toàn, lắm con nhiều cháu), theo sau là những người bưng đồ lễ, chú rể khăn áo lịch sự, cổ một số người thân thích dẫn đi. Đến nhà gái, sau khi bày tỏ lễ, người chủ hôn nhà gái khấn bái tổ tiên và để chú rể vào làm lễ. Cũng có nơi, còn làm lễ tế tơ hồng: bày hương án giữa sân để cho hai vợ chồng mới cưới cùng lễ.
Sau lễ tế tơ hồng, chú rể vào lạy cha mẹ vợ. Ăn uống xong ở nhà gái mới đưa dâu về nhà trai.
Lễ lại mặt
Hôm sau ngày cưới, đôi vợ chồng mới mang lễ gồm một mâm xôi, thủ lợn hoặc con gà sang nhà gái để lễ gia tiên.
Để tiến hành một lễ cưới theo nghi lễ trên rất tốn kém. Ngày nay, hôn nhân không còn cha mẹ định đoạt mà do tình yêu cùa đôi trai gái. Thường có lễ ăn hỏi và lễ cưới. Các nghĩ lễ được làm theo kiểu mới, đơn giản hơn. Trước khi làm lễ thành hôn ở gia đình, đôi trai gái đến chính quyền phường, xã đăng kí kết hôn.
Lễ cưới thường được cử hành tại gia đình, nhưng cũng có khi ở nơi công cộng như khách sạn, nhà hàng, trụ sở, w. Gần đây, ở nhiều nơi những phong tục cũ lại được khối phục, nhiều đám cưới được tổ chức theo kiểu nửa cũ, nửa mới.
Lễ mừng thọ
Theo phong tục, người đàn ông nào sống đến tuổi 60 được coi là lên lão, sẽ làm lễ thân mật trong gia đỉnh họ hàng. Ba mẹ sống. 70,80 tuổi, con cháu trong gia đỉnh làm lễ mừng thọ, gọi là lễ mừng thượng thọ. Phong tục này phản ánh truyền thống trọng lão cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Phong tục này hiện nay vẫn còn.

Tang lễ
Khi có người chết, lễ tang được tổ chức trọng thể theo đạo lý ”nghĩa tử là nghĩa tận”. Trinh tự lễ tang ngày trước như sau: người chết được tám rửa sạch sẽ, thay áo quần tươm tất, rồi lấy một chiếc đũa để ngang hàm người chết, bỏ vào miệng một vốc gạo và ba đồng tiền gọi là lễ ngậm hàm. Sau đó đưa người chết nằm xuống chiếu trải dưới đất ý từ đất sinh ra lại trỏ về với đất, rồi đến lễ khâm liệm (bằng vải trắng) và nhập quan (đưa thi hài vào quan tài). Những ngày quan người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm chiều, phường nhạc cử nhạc buồn, bà con bạn bè, làng nước đến viếng. Sau khi chọn được ngày tốt làm lễ đưa tang, con trai mặc áo sô xổ gấu, chống gậy tre, đội vành mũ bằng bẹ chuối, đi sau linh cữu (cha), cầm gậy vông đi lùi trước linh cữu (mẹ). Con gái, con dâu mặc ảo sô xổ gấu đi sau linh cữu. Tiếp đến bà con họ hàng, bạn bè. Trên đường đi có rắc vàng thoi, vàng giấy. Đến huyệt làm lễ hạ huyệt. Chôn cất xong người thân về nhà làm lễ tế. Ba ngày sau làm lễ viếng mộ (lễ mở cửa mả). Được 49 ngày và 100 ngày làm lễ cúng và viếng mộ. Được một năm làm lễ giỗ đầu, hai năm làm lễ hết tang. Nhà càng giàu sang, nghi lễ càng phiền phức. Sau ba năm lo việc cải táng. Các tính phía Bắc thường theo tục cải táng. Các tỉnh phía Nam thường chỉ chôn cất một lần.
Hiện nay, lễ tang được tổ chức theo nghi thức mới, đơn giản hơn: lễ khâm liệm làm nhập quan, lễ viếng và lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ (sau ba ngày). Người trong gia đình để tang có thể bằng cách chít khăn trắng, cũng có thể bằng cách đeo băng đen. Tục cải táng vẫn còn.
Tục ăn trầu
Trước đây, trong việc giao tiếp hàng ngày ở Việt Nam, mọi người thường mời nhau ăn trầu.”Miếng trầu là đàu câu chuyện” Miếng trầu gồm có một miếng cau tươi (hoặc khô), một miếng vỏ, một lá tràu và một chút vôi. Tất cả những thứ đó ăn lẫn với nhau sẽ có vị cay, thơm và làm sạch miệng.
Theo các nhà sử học thì tục ăn trầu ở nước ta có từ thời vua Hùng. Về tục ăn trầu có một câu chuyện sự tích hết sức lý thú. Chuyện kể rằng ngày xưa, có hai anh em nhà kia có yêu một cô gái. Người anh được cô gái yêu lại và họ thành vợ thành chồng. Người em buồn quá bỏ đi. Đến một góc rừng, người em chết hoá thành cây cau. Người anh thương em, đi tìm đến chỗ em chết cũng buồn quá chết theo, hóa thành đá vôi. Người vợ ở nhà thấy chồng lâu không trở về, thương nhớ quá cũng đi tìm chồng. Đến chỗ chồng và em chồng chết, người vợ cũng ủ rũ chết theo và hoá thành cây trầu bám quấn quýt vào hòn đá vôi và leo lên cây cau. Cha- mẹ người con gái cảm mối tình quyến luyến của ba người, lập đền thờ ở đó.
Về sau, vua Hùng đi qua vùng ấy, thấy bên đền có hai cây xanh, lá tốt mọc trên đá. Vua ngồi nghỉ mát rồi cho gọi người ở địa phương ra hỏi thăm sự tích. Nghe xong câu chuyện, bèn sai người bổ quả cau lấy ra một miếng ăn với lá trầu và nhổ nước ra hòn đá thấy đỏ ối. Vua bèn truyền cho thiên hạ lấy giống cây cau và trầu trồng để dùng vào việc tế tự. Và tục ăn trầu có từ đố.
Tục ăn trầu dần dần đã trở thành một tập quán không thể thiếu được trong cuộc sống của người Việt Nam, gần như mọi chuyện trong cuộc đời, chuyện tỉnh yêu, chuyện nhân nghĩa, chuyện xử thế đều bắt đầu từ miếng trầu. Tục ăn trầu không chỉ có ở Việt Nam mà còn có một số nơi trong vùng Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục: