Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một trong những nét văn hóa dân gian tốt đẹp. Phong tục này trở thành một nếp sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tục thờ cúng tổ tiên trước hết là ghi nhớ ơn nghĩa của người xưa, sau là giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ, làng xã cho các thế hệ kế tiếp. Trên bức đại tự của nhiều nhà thờ họ thường có câu “Âm Đức lưu truyền’ và trong nhiều gia phả của các dòng họ thường mở đầu bằng câu:”Nước có nguồn, người có tổ tiên”. Uống nước phải nhớ nguồn và con cháu phải luôn ghi nhớ công lao nuôi dạy của cha mẹ, tổ tiên.

Mỗi làng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có một ngôi đình. Ngôi đình này không chỉ là nơi hội họp của làng mà còn là nơi thờ thành hoàng làng và những người có công truyền nghề, dựng làng lập nước. Ở vùng đồng bằng Nam Bộ số lượng đình có ít hơn.
Trong cùng gia đình hay trong dòng họ thì thờ ông bà cha mẹ. Nếu trước kia con cháu 4,5 đời hàng năm họp mặt để cúng giỗ tổ tiên chung của mình, thì nay người ta thường cúng ông bà, cha mẹ đã mất. Có thì làm mâm cỗ, không thì thắp nén hương để tỏ tấm lòng thành. Việc thờ cúng tổ tiên gắn người còn sống với người đã khuất, gắn hiện tại với quá khứ gần gũi của mỗi con người, mỗi gia đình.
Tục thờ cúng tổ tiên hiện nay vẫn còn được duy trì trong hầu hết các gia đình Việt Nam, nhưng thủ tục cúng lễ đơn giản hơn, dàn dàn mang ý nghĩa kỉ niệm hơn là một tín ngưỡng.
Tin cùng chuyên mục: