0

Văn hóa gia đình người Việt

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình có mạnh thì nước mới mạnh. Việt Nam ngày nay luôn quan tâm đến gia đình, vì gia đình giữ một vai trò cốt yếu trong sự nghiệp chung của đất nước. Xây dựng”‘gia đình văn hoá mới”, “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan” luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi gia đình Việt Nam.

Văn hóa gia đình người Việt
Văn hóa gia đình người Việt

Văn hóa gia đình người Việt ảnh hưởng của Nho giáo

Trong mối quan hệ gia đình, dân tộc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Mặc dù tư tưởng này có cách đây hàng nghìn năm và đã được “Việt Nam hoá”.

Theo học thuyết của Nho giáo, vấn đề gia đình là hết sức quan trọng bởi “có tề gia mới trị được quốc” và Nho giáo đã xây dựng mối quan hệ gia đình bắt đầu từ chữ Hiếu. Nho giáo cho rằng người con có hiếu trong gia đình ít khi là người dân hư hỏng trong xã hội. Chính vì thế xây dựng gia đình tốt đẹp cũng là gián tiếp xây dựng đất nước giàu mạnh và yên vui.

Ngoài những yếu tố tích cực, tư tưởng Nho giáo còn nhiều mặt hạn chế đối với văn hóa Việt nhất là đối với phụ nữ trong vấn đề gia đình. Trong quan hệ gia đình người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất, bị ràng buộc bởi đạo Tam Tòng, Tứ Đức. Phụ nữ có chồng chết mà lấy chồng khác là thất tiết, bị xã hội coi rẻ.

Nho giáo đặt tình nghĩa anh em cao hơn tình nghĩa vợ chồng, bỏ vợ này có thể lấy vợ khác còn mất anh em thì không ai có thể thay thế được.

Quan hệ cha – con ràng buộc bởi chữ Hiếu. Con không được làm điều gì khiến cha mẹ phải tủi hổ, phải suốt đời yêu mến cha mẹ, phải phục tùng tuyệt đối cha mẹ, con cái không được quyền tự do yêu đương mà “cha mẹ định đâu con ngồi đấy” vv.

Nho giáo còn đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ, kêu gọi yêu thương lẫn nhau, khuyến khích nhau giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời lẽ răn dạy của cha ông được lưu truyền đến các đời con cháu. Việc thờ cúng tổ tiên, ghi chép gia phả, w. đã làm khăng khít thêm mối quan hệ gia đình, dòng họ. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác những quan hệ gia đình, dòng họ bị chi phối bởi lòng tham, tính vị kỷ sẽ gây nhiều tác hại cho xã hội.

Văn hóa gia đình người Việt vẫn được giữ gìn

Cách mạng tháng thành công là bước ngoặt trong lịch sử, cách mạng không chỉ giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ nói chung mà còn giải phóng các tầng lớp thanh niên, phụ nữ thoát khỏi sự ràng buộc khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến. Tuy nhiên những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam xưa vẫn được phát huy và ngày càng củng cố như xây dựng quyền bình đẳng, thuỷ chung giữa vợ và chồng, tình thương yêu của bố mẹ với con cái. Con cái có hiếu với bố mẹ thể hiện bằng lòng biết ơn bố mẹ, chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già, tưởng nhớ lúc qua đời, chăm lo vun đắp những tình cảm thương yêu giữa mọi thành viên trong gia đình dòng họ, nhưng không vì thế trở lại tình trạng gia đình chủ nghĩa cản trở sự tiến bộ của – xã hội.

Trong xã hội Việt Nam ngày nay, những truyền thống tốt đẹp của gia đình luôn được bảo tồn và phát triển, nó đã trở thành nếp sống, nếp văn hoá dân gian tốt đẹp của mỗi gia đình Việt Nam. Hơn nữa chính phủ Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề gia đình, coi gia đình là tế bào của xã hội. Cùng với việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình từ ngày xưa, những gia đình Việt Nam hôm nay còn phải thực hiện kế hoạch hoá dân số gia đình, luặt hôn nhân và gia đỉnh, w. để xây dựng xã hội Việt Nam ngày một giàu mạnh và tươi đẹp hơn.


Văn hóa gia đình người Việt
5 (0) votes
This entry was posted in Bookmark the permalink.

Tin cùng chuyên mục: